Từ xưa tới nay, sừng trên đầu tê giác là vũ khí phòng thân đắc lực của chúng nhưng cũng bất hạnh trở thành mục tiêu mà những kẻ săn bắt muốn có nhất, khiến số lượng tê giác bị sụt giảm nhanh chóng. Ở Nam Phi, người ta phải cưa sừng tê giác để… bảo vệ chúng.

Các nhà bảo vệ động vật Nam Phi đã phát hiện một điều vô cùng bất ngờ khi cưa sừng tê giác.

Một nhóm bác sĩ thú y đã triển khai kế hoạch “cưa sừng tê giác hợp pháp” ở Vườn quốc gia động vật hoang dã Kragga Kamma Game Park thuộc Nam Phi nhằm bảo vệ loài tê giác khỏi nạn săn bắt trái phép, khi đã không còn sừng thì tê giác cũng mất đi giá trị kinh tế đối với những kẻ săn trộm, từ đó tỷ lệ tê giác bị săn bắt cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Loài tê giác đen nổi tiếng dữ tợn, tốc độ chạy cũng cực kỳ nhanh. Dù ở trong rừng, loài động vật ăn cỏ này cũng có thể chạy với tốc độ 72,4 km/h. Nhưng với sự sắp xếp chu đáo của tiến sĩ William Fowlds, chuyên gia của Hiệp hội động vật hoang dã Nam Phi, người ta cũng đã thuận lợi cưa được sừng của những con tê giác.

Khi các bác sĩ thú y cầm cưa máy cưa từ gốc sừng, mặt cắt ngang đã khiến họ vô cùng sửng sốt: Phần giữa của chiếc sừng tạo thành một hình “trái tim” rất đẹp.

sung te giac

Nhiếp ảnh gia Luc Hosten (56 tuổi) đã ghi lại toàn bộ hình ảnh trong suốt quá trình cưa sừng tê giác:

As vets removed its horn to protect him from poachers, they were stunned to discover a perfect love heart at the base of the animal
Việc cưa sừng của tê giác là phương pháp mới của các nhà bảo vệ động vật.

Theo lời ông Hosten, nạn săn bắt trộm tê giác vô cùng tràn lan ở Nam Phi, thậm chí có người còn nói rằng sắp có một nhóm thợ săn bắt trái phép đột nhập vào vườn thú. Vì vậy, vườn thú bắt đầu quản lý nghiêm ngặt hơn cũng như mời các bác sĩ thú y của Hiệp hội động vật hoang dã Nam Phi chuyên đến cưa sừng của tê giác. Trong quá trình cưa sừng, họ quan sát rất cẩn thận trạng thái sức khỏe và tâm lý của tê giác, đồng thời lan truyền tin tức để những kẻ săn bắt trái phép tránh xa những con tê giác này.

By removing the horn, it is hoped hunters will be deterred by the lack of financial incentive to kill the wild animal

Professional staff at the game park use battery powered tools and a chain saw to remove the horn and also ensure the animals are monitored throughout 
Cưa sừng tê giác hợp pháp.

“Trên sừng của một con tê giác có hình trái tim rất đẹp khiến mọi người kinh ngạc”. Ông cho hay: “Điều đáng buồn đó là, để cứu loài động vật mà chúng ta yêu quý này khỏi nạn săn bắt trái phép ở đó, chúng tôi không thể không cưa sừng của chúng.”

The extraordinary finding clearly shows a brilliantly dark black love heart shape in the centre of the milky white animal horn
Phần giữa chiếc sừng của con tê giác này tạo thành một hình “trái tim” rất đẹp.

Cuối cùng, ông Hosten chia sẻ: “Chiến dịch lần này rất thành công”, tất cả những con tê giác bị cưa sừng đều được chăm sóc rất tốt, sau đó chúng đã nhanh chóng khỏe lại và quay về vườn thú.

3499784E00000578 0 image a 21 1464187656328

Loài tê giác đen vốn sinh trưởng ở phía Đông và miền Trung Châu Phi, tuy được gọi là tê giác đen, nhưng màu sắc của chúng thường là màu nâu hoặc xám. Vào thế kỷ trước, tê giác đen là loài tê giác có số lượng nhiều nhất trên thế giới với hơn 85.000 con. Đến năm 1960, do nạn săn bắt trái phép và mất đi môi trường sống tự nhiên khiến số lượng của chúng chỉ còn 10.000 con. Trong 30 năm sau đó, mức độ nguy hiểm hơn là đã mất 96% số lượng tê giác đen, đến năm 1995 chỉ còn 2.410 con, từ “nguy cấp” đã trở thành “cực kỳ nguy cấp”.

May mà loài tê giác đen chưa bị tuyệt chủng, những năm gần đây số lượng có dấu hiệu tăng lên trở lại. Điều đáng tiếc là, nạn săn bắt tê giác trái phép ở Nam Phi vẫn rất hung hăng ngang ngược, chỉ trong năm 2016 đã mất hơn 1.000 con tê giác do săn bắt trái phép, còn có 3 chủng tê giác đã biến mất trên Trái Đất…

Phát hiện bất ngờ thú vị của các bác sĩ thú y khi cưa sừng tê giác là sự cỗ vũ rất lớn đối với mọi người trong việc bảo vệ loài động vật hoang dã này.

Ngọc Trúc

Xem thêm: