Đại dịch virus corona đang hoành hành tại Mỹ đã khiến rất nhiều người dân lo sợ về việc thiếu hụt thực phẩm và tranh nhau mua số lượng lớn về tích trữ, nhưng anh Jameson Altott – Một cư dân sống tại thành phố Pittsburgh, Mỹ lại không hề lo lắng. Anh đã có một vườn rau rộng ở sau nhà của mình và nó cung cấp phần lớn lượng thực phẩm cần thiết cho gia đình anh. 

Trồng rau
(Ảnh: Courtesy of Soul Fire Farm)

Altott nói: “Chúng tôi may mắn bảo quản được rất nhiều thực phẩm. Chúng tôi có rất nhiều trái cây, rau củ, mứt đóng hộp và các loại quả mọng trong tủ lạnh và thịt trong tủ đông.” 

Đã có một sự gia tăng đột biến số lượng những người quan tâm đến việc tự trồng thực phẩm. Chương trình thạc sĩ làm vườn của Đại học bang Oregon đã nhận thấy điều này và đã tổ chức một khóa học làm vườn trực tuyến miễn phí đến hết tháng Tư. Bài đăng của họ trên Facebook đã được chia sẻ hơn 21.000 lần.

“Chúng tôi ngập trong các đơn đặt hàng”, ông George Ball, chủ tịch điều hành của Công ty hạt giống Burpee, có trụ sở tại Warminster, Penn cho biết.

Ball nói rằng doanh số bán hạt giống luông tăng vọt trong các thời kỳ đen tối như: Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987, vụ nổ bong bóng dotcom năm 2000 và hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ của những năm 1970 khi ông còn nhỏ. Nhưng ông chưa từng thấy mức độ gia tăng đột biến nhanh chóng và rộng khắp như trong đại dịch này.

Một nhóm sinh viên đại học, cư dân và các nhà hoạt động ở Cleveland đã gây quỹ cho một khu vườn cộng đồng. Họ đang điều hành một dịch vụ giao bữa ăn miễn phí cho những người có nhu cầu. Họ đang sắp hết rau tươi được quyên góp và đang lên một kế hoạch lâu dài. Họ nói rằng họ đã nghĩ đến phong trào Victory Gardens được phát động từ Thế chiến I khi Tổng thống Woodrow Wilson yêu cầu người Mỹ trồng rau để ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực.

Trồng rau
(Ảnh: Courtesy of Soul Fire Farm)
Trồng rau
(Ảnh: Courtesy of Soul Fire Farm)

Leah Penniman là đồng giám đốc và quản lý trang trại Soul Fire Farm, một trang trại cộng đồng ở bang New York chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự bất công trong hệ thống thực phẩm. Nhóm của cô cũng đang tổ chức khóa học trực tuyến dạy mọi người cách trồng trọt.

Cô nói rằng câu thần chú trong trang trại của cô là “để giải phóng chính mình thì chúng ta phải tự nuôi sống bản thân”. 

“Về cơ bản, chúng ta không thể có sự tự do, tự chủ, phẩm giá và sức mạnh cộng đồng mà không có một số biện pháp để kiểm soát hệ thống thực phẩm của chúng ta”, Penniman nói. “Tôi nghĩ rằng mối quan tâm đột biến này với làm vườn phát sinh từ nhận thức bản năng về sự thật đó.”

Ngọc Chi

Xem thêm: