Khoảng 20-30 năm trước, điện thoại di động là món đồ xa xỉ đối với người dân bình thường ở rất nhiều quốc gia, còn 10 năm qua, món đồ này đã trở thành thứ mà già trẻ nam nữ đều cầm trên tay. Đây là sự tiện lợi mà khoa học kỹ thuật tiến bộ mang đến cho cuộc sống của chúng ta? Hay đây là vấn nạn mang tính hủy diệt đối với nhân loại?

điện thoại di động
(Ảnh: Storyblocks)

Một nhà tâm lý học của Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu hơn 10 năm qua và mới đây ông đã công bố kết quả khiến tất cả mọi người đều cảm thấy “rùng mình”.

Kết quả nghiên cứu hơn 10 năm

Nhà tâm lý học này đã theo dõi và khảo sát 100 trẻ, chia thành hai nhóm: Nhóm một có 50 em nhỏ mê đắm điện thoại di động, 50 em còn lại thì không tiếp xúc với điện thoại di động. Qua quá trình khảo sát suốt 10 năm, kết quả cuối cùng khiến người ta không khỏi suy ngẫm.

Đầu tiên, để đảm bảo tính chân thực và đáng tin của cuộc khảo sát, tất cả các em nhỏ tham gia đều là con em của các gia đình trung lưu đến từ các nơi trên cả nước Mỹ. Cũng có nghĩa là nền tảng gia đình của các em là giống nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 2 em trong số 50 em nhỏ mê man vào điện thoại di động thi vào đại học; 50 em nhỏ không tiếp xúc với điện thoại hầu hết đều học đại học, chỉ có 3 em lựa chọn ở nhà giúp đỡ gia đình sau khi tốt nghiệp cấp 3. Những em thi vào đại học có 16 em được học bổng toàn phần của nhà trường.

Nhà tâm lý học này giải thích thêm rằng, trẻ em tiếp xúc với điện thoại di động quá sớm sẽ tạo nên những hậu quả nghiêm trọng sau:

1. Ngăn cách cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài của các em, gây chứng tự kỷ và trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy rõ những người dành càng nhiều thời gian cho điện thoại, càng thích ở nhà thì tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm càng cao. Tỷ lệ hững trẻ thường xuyên chơi điện thoại mắc bệnh trầm cảm cao hơn nhiều so với những trẻ bình thường, bởi vì các em dành phần lớn thời gian của mình để sống trong điện thoại di động, từ đó giảm cơ hội tiếp xúc, giao lưu với thế giới bên ngoài.

Biểu hiện điển hình của những người mắc bệnh cô đơn trên mạng đó là: tỏ ra rất hoạt bát khi ở trên mạng, nhưng khi rời xa mạng, quay về thế giới hiện thực thì lại trở nên yếu đuối, cô độc, thậm chí là hoang tưởng.

điện thoại di động
(Ảnh: Storyblocks)

2. Gây tổn thương hệ thống thần kinh của não bộ hoặc khiến trẻ trở nên khờ khạo

Điện thoại thông minh gây tổn thương thị lực của trẻ, dẫn đến việc trẻ không nhìn thấy rõ, thậm chí bị mù; hoặc gây hại cho cổ của trẻ, khiến cổ bị biến dạng. Đã có rất nhiều báo cáo về hiện tượng này.

Ngoài ra còn có những sự tổn thương vô hình khác. Theo một kiểm tra gần đây nhất của Pháp, khi trẻ em sử dụng điện thoại di động, lượng sóng điện từ của điện thoại mà não hấp thụ cao gấp 60% so với người trưởng thành.

Tờ Daily Mail của Anh cũng đăng bài viết, trẻ em thường xuyên dùng điện thoại di động sẽ gây tổn thương cho hệ thống thần kinh, từ đó dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như suy giảm trí nhớ, giấc ngủ hỗn loạn, thậm chí tình trạng nghiêm trọng thì có thể sẽ khiến trẻ trở nên khờ khạo.

3. Chìm đắm vào game, không quan tâm đến học tập

Những trẻ thích chơi game trên điện thoại đã quen với những thông tin thú vị thoải mái mà điện thoại mang đến và sẽ cảm thấy vô vị đối với những kiến thức được học, điểm số cũng sẽ giảm sút. Sau khi bị thầy cô, bố mẹ, bạn bè chỉ trích, trẻ sẽ càng cần tìm sự an ủi từ thế giới mạng trong điện thoại. Sau khi vòng luẩn quẩn này hình thành, trẻ sẽ dần mất đi sự ham học, xuất hiện tâm trạng ghét học.

Điện thoại di động có thể tìm được câu trả lời cho những vấn đề trong học tập một cách nhanh chóng và tiện lợi, rất nhiều học sinh không còn phải mở sách tìm hiểu, suy nghĩ khi gặp phải bài khó nữa, hoàn toàn dựa dẫm vào điện thoại để tìm câu trả lời, dẫn đến việc tạo thành lối tư duy trì trệ ở trẻ.

Choi dien thoai image
(Ảnh: Storyblocks)

Ngoài ra, rất nhiều trẻ thích nghịch điện thoại, nguyên nhân rất lớn là vì chìm đắm trong game. Có không ít các trẻ vì mê đắm game mà lơ là học hành, thậm chí xuất hiện hiện tượng “ngừng học về mặt tinh thần”. Cái gọi là “ngừng học về mặt tinh thần” nghĩa là trong tư tưởng đã dừng việc học tập, dù bề ngoài vẫn kiên trì đến trường, nhưng tâm hồn lại đã hoàn toàn không còn ở trường nữa.

Sự nguy hại của điện thoại di động ngày càng được nhiều người nhận biết và xem trọng, “Muốn hủy hoại một đứa trẻ thì hãy đưa điện thoại di động cho nó”, đây tuyệt đối không chỉ là lời dọa dẫm. Thậm chí một vài quốc gia đã bắt đầu xem xét đến việc ra luật cấm học sinh sử dụng điện thoại di động.

Thanh Long

Xem thêm: