Chắc hẳn trong cuộc đời chúng ta đã ít nhiều từng nghe đến những cụm từ như “trả nghiệp” hoặc “gieo nhân nào gặp quả nấy”… Những cụm từ này thường được sử dụng để mô tả niềm tin rằng làm việc tốt và sống thiện lương sẽ dẫn đến một kết quả tốt đẹp hay “nghiệp thiện”, còn làm việc xấu thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt hay “nghiệp ác”.

Con nguo song trong me shutterstock 1723327936
Vậy ‘nghiệp’ chính xác là gì? Và nó đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? (Ảnh: Sun_ok/ShutterStock)

Theo một Khảo sát năm 2019 do Statista thực hiện, một con số đáng kinh ngạc là 84% người trưởng thành ở Hoa Kỳ tin vào nghiệp (karma) – hay quả báo; 10% cho biết họ không tin vào khái niệm này; và 6% nói rằng họ không biết.

Vậy ‘nghiệp’ chính xác là gì? Và nó đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta?

Nguồn gốc lịch sử

Có nguồn gốc từ từ “karman” trong tiếng Phạn có nghĩa là “hành động, hiệu ứng, số phận”, quan niệm về ‘nghiệp’ bắt nguồn từ các tôn giáo cổ xưa như Phật giáo, Ấn Độ giáo và Nho giáo để mô tả một hệ thống công lý về đạo đức mà đặt định cuộc sống của mỗi người và quyết định kết quả của cuộc đời họ ở kiếp sau.

Từ điển Oxford Learner’s Dictionary định nghĩa Nghiệp “tổng hợp những hành động tốt và xấu của một người trong một kiếp sống của họ – được tin là sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra với họ trong kiếp sau”.

Trong Ấn Độ giáo, phần lớn người ta tin rằng linh hồn ( hay purusha trong tiếng Hindi) không chết và được tái sinh vào một cơ thể mới thông qua quá trình đầu thai hoặc luân hồi (samsara). Tuy nhiên, linh hồn sẽ kế thừa nghiệp mà người đó đã tạo ra trong tiền kiếp.

Dựa vào mức độ nghiệp thiện hay nghiệp ác mà linh hồn sẽ đầu thai vào một gia đình giàu có, có cuộc sống hạnh phúc (nếu kiếp trước tích được nhiều nghiệp thiện), hoặc sinh ra trong gia cảnh bần hàn và có cuộc sống khó khăn, vất vả (nếu kiếp trước đã gây nhiều ác nghiệp).

Mặc dù quan điểm của Phật giáo có phần khác với những lời dạy trong Ấn Độ giáo, nhưng cơ sở vẫn giống nhau. Phật giáo giảng rằng 5 ràng buộc hay ngũ uẩn tạo thành con người (cái ta) gồm: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, hướng dẫn suy nghĩ và hành động của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong đó, ‘Hành’ là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng tạo nên nghiệp thiện ác (gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành).

Trong bài Vì sao có nhân loại, Đại sư Lý Hồng Chí giảng:Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau; đời trước tích lũy phúc đức nhiều ít bao nhiêu quyết định đời này hoặc đời sau phúc phận bao nhiêu. Nhiều phúc đức, đời sau có thể dùng phúc đức đổi thành quan cao lộc nhiều, cũng có thể dùng đổi lấy các loại phúc phận như tiền tài, v.v. gồm cả gia đình hạnh phúc hay không, thậm chí con cái thế nào.” 

Các nguyên lý chỉ dẫn

Nếu nghiệp được quyết định bởi hành động của một người – dù tốt hay xấu – thì điều này có nghĩa là cuộc sống của chúng ta đã được định sẵn trước khi sinh ra, hay có thể thay đổi một số kết quả? Theo lời dạy của Khổng Tử, đó là cả hai.

Nho giáo, còn được gọi là Ruism hoặc Ru classicism, dựa trên hệ thống niềm tin rằng đề cao đạo đức và phẩm hạnh là chìa khóa cho tuổi thọ, sức khỏe và thành công.

Được sáng lập bởi Khổng Tử, một học giả, triết gia và chính trị gia thời Trung Quốc cổ đại, các nguyên tắc của Nho giáo là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Theo Khổng tử, nếu mỗi người đều tuân theo những đức tính này thì xã hội sẽ hài hòa, an bình và thịnh vượng.

Nho giáo cũng nhấn mạnh thuật ngữ “quân tử” – dùng để chỉ người tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất như tự trọng, rộng lượng, chân thành, kiên nhẫn và nhân từ.

Khổng Tử nói: “Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dắt dẫn dân chúng; chuyên dùng hình phạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng phạm pháp đó thôi, chứ họ chẳng biết xấu hổ. Vậy, muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ – tiết, thì chẳng những dân biết xấu hổ, họ lại còn cảm hóa mà trở nên tốt lành.”

Trong triết lý đạo đức cổ xưa của Ấn Độ giáo, nghiệp cũng đóng vai trò là “kim chỉ nam” để hướng con người tới một cuộc sống đức hạnh và thiện lương – đồng thời là lời giải thích chính cho sự tồn tại của thiện và ác trong xã hội.

“Biểu hiện của được và mất, ở hiện thực mà nhìn thì như bình thường ở xã hội, ở căn bản thì là sinh mệnh bản thân tạo thành tiền nhân hậu quả. Nhưng có hay không, được hay mất, ở biểu hiện tại xã hội nhân loại là phù hợp với trạng thái của xã hội nhân loại; cho nên đời người ở thế gian này dù các vị sống giàu hay nghèo, nhất định phải làm điều tốt, đừng làm điều xấu, bảo trì thiện lương, kính Trời kính Thần, vui vẻ giúp người. Như thế mới sẽ tích lũy phúc đức, đời sau sẽ có phúc phận. Những người già ở Trung Quốc thời xưa thường nói, đời này sống khổ chút cũng không được oán Trời oán Đất, làm được việc tốt ngần nào thì tích được đức nhiều ngần ấy, đời sau mới [sống] tốt; nói cách khác đời trước không làm điều tốt, không tích phúc đức, [thì] các vị cầu Thần giúp đỡ cũng vô dụng.” (Vì sao có nhân loại – Sư phụ Lý Hồng Chí).

Như vậy, thay vì đổ lỗi cho số phận, oán trời trách đất khi gặp phải những điều không tốt, bạn nên bảo trì tâm thái thiện lương, giúp đỡ những người xung quanh để tích đức trừ nghiệp để có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Ngọc Chi