Ông Jadav Payeng người Ấn Độ đã tự mình trồng cây trên đảo Majuli hơn 40 năm qua và đã gây được một cánh rừng lớn hơn cả Công viên Trung tâm ở New York. Việc này chẳng những có lợi trong việc bảo vệ nước và đất mà còn có rất nhiều tác dụng tốt cho môi trường sinh thái. Ông cũng nhận được danh hiệu “Người con của rừng Ấn Độ” nhờ cống hiến xuất sắc này.

Người đàn ông Ấn Độ hơn 40 năm trồng cây gây rừng trên đảo
Cánh rừng của ông Payeng còn lớn hơn cả Công viên Trung tâm ở New York.

Đảo Majuli nằm trên sông Brahmaputra thuộc bang Assam của Ấn Độ, đây là đảo trên sông lớn nhất thế giới, hiện có khoảng 150.000 người sinh sống.

Do đất bên sông bị xói mòn trên diện rộng, diện tích đảo Majuli đã bị thu hẹp hơn một nửa trong vòng 100 năm qua, người ta lo lắng có thể đảo sẽ biến mất trong 20 năm tới.

Dù chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực cứu đảo Majuli, nhưng nếu không có ông Payang sống trên đảo ra sức trồng cây gây rừng thì số phận của hòn đảo này có thể đã ngắn hơn nhiều.

Vào năm 1979, chàng thanh niên 16 tuổi Payang nhìn thấy có vài con rắn chết trên bãi cạn do nhiệt độ cao. Khi đó cậu nghĩ dù là loài người thì cũng có một ngày sẽ bị diệt vong do nhiệt độ cao. Từ đó trở đi, cậu bèn quyết tâm dùng cách trồng cây để cải tạo hòn đảo nhỏ này.

Majuli 1 600x337 image image
Ông Payeng đang trồng cây.

Qua mấy mươi năm nỗ lực từng chút một, ông Payang đã trồng được một cánh rừng có diện tích 550 ha, rộng hơn Công viên Trung tâm thành phố New York. Có cánh rừng này, hòn đảo nhỏ đã trở nên phát triển hơn, thu hút các loài động vật như voi, tê giác, hổ, heo rừng, sư tử, nai đến sinh sống.

trong rung 1 1 image
Khu rừng rộng lớn bạt ngàn của ông Payeng.

Việc ông Payeng âm thầm trồng cây gây rừng được một phóng viên biết, sau khi người này đưa tin, ông Payeng đã được nhiều người biết đến ở Ấn Độ, thậm chí còn được cựu tổng thống Ấn Độ A.P.J.Abdul Kalam đặt cho danh hiệu “Người con của rừng Ấn Độ”.

Majuli 600x400 image image
Ông Payeng được cựu tổng thống Ấn Độ A.P.J.Abdul Kalam đặt cho danh hiệu “Người con của rừng Ấn Độ”.

Vào năm 2017, ông Payeng được kênh National Public Radio phỏng vấn. Khi được hỏi ông đã làm thế nào có thể giữ được sự nhiệt huyết để trồng rừng, ông Payeng trả lời rằng: “Tôi nhìn thấy Thượng Đế trong thiên nhiên. Thiên nhiên chính là Thượng Đế. Thiên nhiên đã cho tôi cảm hứng để cống hiến sức lực của mình. Chỉ cần thiên nhiên có tồn tại là tôi còn sống”.

Thanh Trúc

Xem thêm: