Trong một chuyến đi công tác ở Nhật, một người nước ngoài bỗng nổi tính hiếu kỳ “người ta đều nói trên thế giới này người Nhật có tố chất cao nhất, tôi phải thử xem rốt cuộc là cao đến mức nào.”

Anh ấy đặt 200 Yên lên một món đồ, sau đó ngồi đợi kết quả. Kết quả ra sao? 200 Yên biến thành 300 Yên. Nhìn thấy đồng 100 Yên từ đâu xuất hiện này, anh ấy không hiểu gì cả nên đã đăng lên mạng để mong được giải thích: “Chẳng lẽ đồng tiền đã sinh ra đồng tiền ư?”

Bài viết của anh này đã thu hút rất nhiều người trả lời, có không ít người kể về những việc đã xảy ra khi họ ở Nhật.

sự thành thật của người Nhật
200 Yên biến thành 300 Yên. (Ảnh: Twitter)

Một cư dân mạng cho hay: Có một lần tôi mua quà Giáng sinh xong chuẩn bị lên xe lửa về nhà, khi đó bất cẩn để quên đồ ở trạm xe, thế nên tôi bèn quay lại. Quãng đường đi cũng mất 25 phút, khi quay lại chiếc ghế ở trạm xe đó thì thấy đồ của mình vẫn để ở chỗ cũ chưa bị ai đụng vào.

Một người khác thì chia sẻ: Tôi tán thành cách nói của bạn, trước đây vợ tôi cũng từng tìm lại được món đồ mà cô ấy để quên. Tôi sống ở Nhật hai năm để làm nghiên cứu, cũng từng nhìn thấy có người để quên máy tính ở chỗ mình ngồi suốt 24 giờ mà trong khoảng thời gian đó không hề có ai lấy cắp.

Ginza là nơi tấp nập nhất ở Nhật, mỗi ngày đều có rất nhiều người. Có người cho biết, trước đây khi đến Nhật làm việc, người này để chiếc máy ảnh Hassell Blad trị giá 25.000 đô la ở cách vị trí của mình 300 m, nhưng không hề có người nào chạm vào cả.

Cũng có người nói rằng 200 Yên chẳng qua chỉ là số tiền nhỏ, ai mà lại đi lấy vài xu như thế. Ngay khi đó, có một cư dân mạng chia sẻ việc có một lần làm rơi chiếc ví trong đó có 100.000 Yên trên xe lửa, sau 8 tiếng thì chiếc ví này đã quay trở lại.

Còn có người cho hay, ở Nhật nếu bất cẩn làm mất đồ thì cũng đừng lo lắng, dù có đáng giá hay không thì khi quay lại đó món đồ để quên cũng vẫn được đặt ở chỗ cũ hoặc gần đó.

Điều cơ bản nhất của một xã hội có đạo đức cao thượng đó là “đêm không cần đóng cửa, không nhặt của rơi trên đường”. Việc này xem ra đơn giản, nhưng muốn biến nó thành nhận thức chung của mọi người thì chẳng hề dễ dàng. Vậy người Nhật làm thế nào để làm được điều này?

Sở dĩ người Nhật có giá trị quan thành thật như ngày nay, một phần rất lớn là nhờ hệ thống pháp luật hoàn thiện của Nhật, theo thời gian đã làm nên hành vi của người dân. Cái gọi là thói quen trở thành điều tất nhiên đã dần tạo nên môi trường xã hội như vậy ngày nay.

Ở Nhật, việc lấy đồ mà người khác để quên hoặc nhặt của rơi là hành vi phạm tội với tội danh “chiếm dụng của rơi”, có mức án dưới 1 năm tù giam và mức phạt từ 100.000 Yên trở xuống.

Đương nhiên là nếu nhặt được ví tiền và giao cho cảnh sát, sau 3 tháng mà không có ai đến nhận thì sẽ thuộc về người nhặt. Nếu trong vòng 3 tháng có người đến nhận, người nhặt có quyền yêu cầu nhận 5-20% tiền thù lao từ người bị mất.

Nhật Bản chẳng những là một xã hội mà mọi người đều tán dương giá trị của sự thành thật, mà còn là một xã hội khiêm nhường, khoan dung.

Một người cho biết, khi ở Nhật, có một lần anh ấy bất cẩn dẫm vào chân một cô gái, khi vừa mới định xin lỗi thì cô ấy cúi đầu gập người nói xin lỗi anh ấy. Khi đó anh ấy rất kinh ngạc: Rõ ràng là lỗi của mình, cô gái ấy lại xin lỗi mình!

Sau đó anh ấy mới biết được là ở Nhật những việc như thế này là quá bình thường, trên đường phố, tàu điện ngầm ở Nhật đều rất yên tĩnh, những việc như tranh giành chỗ ngồi, cãi vã thật sự là điều không thể tưởng tượng ra được.

Ngọc Trúc

Xem thêm: