Cựu phi công Mỹ Gail Halvorsen đã qua đời ở tuổi 101. Trong thời gian Liên Xô phong tỏa Berlin của Đức, ông đã nảy ra ý tưởng dùng một chiếc dù nhỏ chứa đầy kẹo, thả cho trẻ em ở Berlin. Do đó ông còn có biệt danh là “Candy Bomber” (Người thả Bom kẹo).

Embed from Getty Images

Ông Gail Halvorsen, một cựu phi công Hoa Kỳ từng thả kẹo cho trẻ em Đức trong Chiến tranh Lạnh, đã qua đời ở tuổi 101. (Ảnh: Carsten Koall / Getty Images)

Ngày 16/2, “Bảo tàng Đồng Minh” (Allied Museum) đã xác nhận với giới truyền thông về tin ông Gail Halvorsen qua đời. Bảo tàng này chủ yếu giới thiệu những sự kiện lịch sử lớn xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng Berlin.

Hôm nay, một phát ngôn viên của Bảo tàng Đồng Minh nói với AFP: “Ông Halvorsen đã qua đời tại một bệnh viện ở Utah, Hoa Kỳ, với gia đình bên cạnh.”

Có thể nói ông Halvorsen là đại sứ suốt đời, chứng kiến ​​tình hữu nghị giữa Đức và Hoa Kỳ. Ông được nhiều người biết đến vì là phi công Mỹ đầu tiên thả sôcôla và kẹo cao su từ máy bay khi Berlin bị Liên Xô bao vây.

Ngày 25/6/1948, viện cớ các khó khăn kỹ thuật, Liên Xô đã phong tỏa toàn bộ các tuyến đường bộ, đường ray hỏa xa và đường thủy từ phương Tây vào thành phố Berlin.

Vào thời điểm đó, sau Thế chiến II, 2,5 triệu người ở Tây Berlin vẫn bị ảnh hưởng bởi chiến dịch phong tỏa của Liên Xô, các phi công của đồng minh phương Tây đã tiếp tế cho họ.

Trong suốt cuộc phong tỏa, Không lực Hoàng gia Anh và Không lực Hoa Kỳ mới thành lập vào thời điểm đó, đã thực hiện hơn 200.000 chuyến bay trong vòng một năm để chuyên chở 13.000 tấn nhu yếu phẩm hằng ngày và thực phẩm cho cư dân Berlin.

Ông Halvorsen đã có một cuộc trò chuyện với những đứa trẻ Đức trong vùng bị cấm vận. Chúng đến phi trường xem máy bay đáp xuống và xem người ta bốc dỡ hàng hóa ra khỏi máy bay. Cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 1h với gần 30 đứa trẻ ngày hôm ấy đã khiến ông xúc động sâu sắc.

Điều khiến ông ngạc nhiên là những đứa trẻ Đức này đã không có sô cô la trong vài năm và không ai trong số chúng xin một thanh sô cô la cho mình. Ông hiểu rằng đối với chúng, sô cô la một một thứ quá xa xỉ. Chỉ cần ai đó mang tới một chút bột mỳ để chúng được ấm bụng đã là một niềm hạnh phúc quá lớn.

Ông thò tay vào túi, lấy 2 thanh kẹo cao su cuối cùng của mình ra đưa cho những đứa trẻ. Ông còn ngạc nhiên hơn khi chúng không hề tranh giành mà chia nhỏ thanh kẹo và truyền cho nhau ăn. Những đứa trẻ cuối cùng không còn một mẩu nào đã xé tờ giấy bọc thành những mảnh nhỏ và hít hà.

Ông Halvorsen nhìn thấy ánh mắt chúng sáng lên khi ngửi thấy mùi bạc hà còn vương lại trên đó. Không một tiếng cãi vã, không một hành động tranh giành – điều này đã cảm động trái tim của chàng phi công trẻ, và ông quyết định phải làm điều gì đó cho chúng. Halvorsen bảo với những đứa trẻ hãy quay lại từ ngày mai và sô cô la sẽ đến từ bầu trời.

Ngày hôm sau, ông Halvorsen đung đưa cánh máy bay của mình để báo cho những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh biết rằng có những món quà từ trên trời trút xuống. Người hâm mộ đã đặt biệt danh cho ông biệt danh là “Candy Bomber” (Người thả Bom kẹo) và “Uncle Wiggly Wings” (Chú Đung đưa Đôi cánh).

Hành động của ông ấy đã truyền cảm hứng cho mọi người, nhiều người trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã làm theo ông.

1599px JKP and Candy Bomber
Ông Gail Halvorsen (ở giữa) tại Đại học Brigham Young. (Nguồn: Rachel Helps/ Wikimedia)

Khi câu chuyện về những ‘máy bay thả kẹo’ này lan truyền sang Mỹ, trẻ em Mỹ bắt đầu gởi kẹo bánh sang cho trẻ em Đức, và những hãng sản xuất bánh kẹo ở Mỹ cũng góp tặng nhiều sản phẩm.

Tính đến tháng 12/1948, 23 tấn kẹo đã được thả xuống, trong đó có 3 tấn được chuyển đến các trại trẻ mồ côi vào ngày Giáng sinh. Chiến dịch Vittles đã trở thành chiến dịch không vận nhân đạo lớn nhất trong lịch sử.

Năm 2009, ông Halvorsen từng nói với AFP: “Mặc dù bay cả ngày lẫn đêm giữa trời băng tuyết, nhưng tôi vẫn rất hạnh phúc bởi vẻ mặt của những đứa trẻ, khi chúng nhìn thấy những chiếc dù từ trên trời rơi xuống.”

“Chúng thực sự đã phát điên vì nó.”

Sau đó, ông Halvorsen được thăng cấp đại tá và cuối cùng trở thành chỉ huy của sân bay Tempelhof, nơi tập kết nhóm đồng minh phương Tây “Berlin Airlift” từ năm 1948 – 1949.

Embed from Getty Images

Hành động của ông Halvorsen đã truyền cảm hứng cho mọi người, nhiều người trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã làm theo ông. Ông Halvorsen nhận hoa từ một bé gái trong buổi lễ tại sân bay cũ của Berlin. (Ảnh: Michele Tantussi / AFP qua Getty Images)

Một trong những người Đức nhận được một thỏi kẹo sô-cô-la lúc đó, nay đã 60 tuổi, nói với ông Halvorsen rằng: “Điều quan trọng là người Mỹ hiểu được chúng tôi đang trong hoàn cảnh khó khăn và họ đã quan tâm đến chúng tôi. 

Bình Minh (t/h)

Xem thêm: