9. Chuột Tenrec không đuôi

49698195
Loài tailless tenrec có thể sinh hơn 30 con trong một lần sinh. (Ảnh: manature974)

Những chú chuột không đuôi của Madagascar có thể sinh đến 32 tenrec con trong một lần sinh, và trung bình sẽ đẻ từ 15-20 lứa. Quả là có quá nhiều miệng ăn! Mặc dù con cái thường có 12 núm vú, song một số con cái có đến 32 núm vú.

10. Cá mập mang xếp (Frilled shark)

frilled
Cá mập mang xếp này mang thai đến hơn 3 năm. (Ảnh: Citron/CC-BY-SA-3.0)

Không nhiều người biết đến loài cá mập mang xếp sống dưới đáy biển huyền bí này. Các nhà khoa học cho rằng các con cá mập cái có thời kỳ mang thai dài nhất trong số những loài động vật xương sống, lên tới 3,5 năm! Một lời giải thích cho việc mang thai kéo dài ở đây là sự trao đổi chất chậm của loài cá nước lạnh này. Cá mập con lớn lên trong trứng của con cái và sẽ được sinh ra khi chúng phát triển đầy đủ.

11. Cò đầu búa

Cò đầu búa dành nhiều tháng trời xây tổ để chào đón các con của chúng. (Ảnh: Dave Montreuil/Shutterstock)

Những con chim châu Phi này dành từ 3 đến 4 tháng và vài giờ mỗi ngày để xây tổ cho các đứa con của mình.

Cò bố làm nhiệm vụ thu thập vật liệu, cò mẹ làm nhiệm vụ xây chiếc tổ có kết cấu phức tạp, sau đó chúng trét đất bùn lên mặt ngoài và trang trí tổ. Tác phẩm cuối cùng có thể rộng 1,5 mét và cao 1,5 m, thường nặng hơn một ngàn pound (hơn 450kg).

Chiếc tổ này rất kiên cố và là một nơi đáng giá cho các loài chim khác dùng làm chốn dung thân khi những chú cò đầu búa này rời đi.

12. Cá sấu mõm ngắn

Cá sấu mẹ dường như không khô khan như chúng ta tưởng. (Ảnh: Orhan Cam/Shutterstock)

Nhìn bên ngoài, cá sấu Aliigator mẹ có vẻ khô khan, nhưng thật ra chúng rất chu đáo với các con của mình. Chúng biết về bản chất tàn nhẫn vốn của môi trường ngập nước, bởi vậy, chúng làm mọi thứ có thể để bảo vệ cho đàn con của mình trong mọi hoàn cảnh, thậm chí ngay cả khi việc này có thể gây nguy hại cho trứng (ví như việc quá bảo vệ trứng khiến trứng bị thối hỏng). Khi trứng nở, cá sấu mẹ sẽ dùng bộ hàm chắc khỏe mình ngoạm lấy con và đưa chúng đến một nơi an toàn. Cá sấu con sẽ ở cùng mẹ trong vòng 1 năm trước khi tách mẹ tự lập.

Sau đây là video của National Geographic ghi lại cảnh cá sấu mẹ đã bảo vệ đàn con như thế nào:

13. Gấu Bắc Cực

polar
Trọng lượng của gấu bắc cực nặng gấp đôi khi sắp sinh con. (Ảnh: Tom linster/Shutterstock)

Sống ở Bắc Cực đã là một điều không hề dễ dàng, và khó khăn nhân lên gấp bội khi là một bà mẹ đơn thân. Để chuẩn bị cho giai đoạn mang thai, trọng lương cơ thể của gấu mẹ thường tăng gấp đôi (khoảng trên 400 pound) và sau đó, chúng không ăn uống gì trong vài tháng. Sau khi sinh, gấu mẹ dành khoảng 2 tháng ở trong hang chỉ để nằm cùng con, và cho con bú.

Sau đó, gấu mẹ ra khỏi hang và di chuyển trên các tảng băng trôi đi tìm kiếm thức ăn để dự trữ cho bản thân và các con đủ thức ăn trong hai năm, cho đến khi gấu con có thể sống tự lập.

Trong đoạn video “Planet Earth” trên đài BBC, ông David Attenborough đã nhận xét rằng đó là điều tuyệt vời nhất:

14. Đười ươi

mother baby
Đười ươi có thể chăm sóc con đến 5 năm. (Ảnh: Sergey Uryadnikov/Shutterstock)

Trong số các loài linh trưởng, đười ươi con là loài sống phụ thuộc vào mẹ lâu nhất. Thông thường, đười ươi mẹ sẽ chăm sóc cho các con của mình trong 5 năm và con sẽ sống cùng với mẹ tới 9 năm. “Đỉnh cao” của sự chăm sóc mà đười ươi mẹ dành cho con là khi chúng dạy các đứa con của mình leo cây. Đười ươi mẹ phải làm một “chiếc giường” mới để ngủ vào mỗi đêm. Điều này đồng nghĩa là trong đời mình, bà mẹ đười ươi sẽ xây được khoảng 30.000 nghìn “chiếc giường” trong đời! Các bà mẹ đười ươi dạy các con của chúng từ A đến Z, từ dựng tổ đến cách tìm mồi hiệu quả nhất…

15. Chim mỏ sừng

Chim mỏ sừng chỉ quanh quẩn ở một cái cây duy nhất cùng con của chúng. (Ảnh: Sergey Uryadnikov/Shutterstock)

Chim mỏ sừng có một thói quen làm tổ giữ an toàn rất dị thường. Chim mẹ ẩn mình trong phần rỗng của một thân cây với bùn, hoa quả, và những thứ khác. Chúng để lại một khe hở chỉ đủ rộng để cha của các chú chim non đưa thức ăn vào cho nó và chim non. Một số bà mẹ mỏ sừng sẽ thoát ra ngoài bằng cách làm thủng ‘tường’ sau đó vá nó lại để cho các con của chúng được an toàn trong thời gian dài hơn.

Sau đây là video “Jungle” của BBC, cho thấy một cảnh tượng độc đáo và thân mật của tổ chim mỏ sừng.

Theo MNN.com
Minh Minh

Xem thêm: