Trong thời gian dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) đang lây lan, khi cần dùng nhà vệ sinh công cộng tại sở làm, trường học, các trung tâm, hàng quán thì cần lưu ý những điều gì để tránh nguy cơ lây bị lây nhiễm?

bathroom 4043097 1280 image
Liệu nhà vệ sinh công cộng có phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’? Cần chú ý những điều gì? (Ảnh: Needpix)

1. Làm thế nào để bảo vệ bản thân?

Hiện nay đã xác minh được rằng có COVID-19 trong phân của người nhiễm bệnh dương tính với axit nucleic ‘viêm phổi Vũ Hán’. Do vậy khi cần dùng nhà vệ sinh công cộng cần phải lưu ý cẩn thận.

Giữa xí xổm và xí bệt, nên lựa chọn loại nào? Xí xổm và xí bệt, đều có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm của xí xổm là không phải tiếp xúc trực tiếp với bệ xí, nhưng khi xả nước, vì không có nắp, có thể khiến virus trong phân phát tán. Do vậy vẫn đề xuất mọi người nên dùng xí bệt. Trước khi đi vệ sinh cần dùng khăn ướt khử trùng lau bệ xí, hoặc ngăn bằng giấy lót bồn cầu dùng một lần (đa phần nhà vệ sinh công cộng tại Việt Nam không có để sẵn loại giấy lót này, nên bạn phải tự trang bị, hoặc đem theo khăn ướt khử trùng khi đi vệ sinh). Sau khi đi vệ sinh xong, trước tiên nên đậy nắp bồn cầu lại rồi mới xả nước, nhằm tránh virus có thể sống trong phân khuếch tán ra bên ngoài.

giay lot bon cau dung 1 lan gd113 7 18480807de0243a99b99347fea990a23 master image
Giấy lót bồn cầu dùng một lần (Ảnh: internet).

2. Đeo khẩu trang không thể thiếu

Nhà vệ sinh đa phần là khép kín, hơn nữa nhiều người sử dụng, nên không loại trừ nguy cơ hít phải bọt bắn có chứa virus khi người khác ho hoặc hắt hơi. Do vậy, trước khi vào nhà vệ sinh, vẫn phải đeo khẩu trang y tế ngoại khoa hoặc khẩu trang y tế thông thường.

Cần lưu ý rằng những người bình thường không cần phải thiết phải đeo khẩu trang phòng hộ y tế (như khẩu trang N95). Đây là loại khẩu trang chuyên dụng cho nhân viên y tế, do tính lọc khí kém, đeo trong thời gian dài sẽ cảm thấy khó chịu. Những người phổi không tốt lại càng cần tránh đeo loại khẩu trang này trong thời gian dài.

Trước khi đeo khẩu trang và khi tháo hoặc thay khẩu trang, không được sờ vào mặt ngoài của khẩu trang, sau đó nhớ phải rửa tay.

3. Chú ý rửa tay

hand washing 4818792 1280 image
Martin Slavoljubovski từ Pixabay

Tay nắm cửa, bồn cầu, nút xả nước bồn cầu, vòi nước trong nhà vệ sinh công cộng sẽ có nhiều người chạm tới, có thể sẽ nhiễm virus. Nếu sau khi dùng không rửa tay sẽ có thể bị nhiễm virus khi chạm tay vào mắt, tai, miệng.

Do vậy, sau khi đi vệ sinh, hay chạm vào những thiết bị tại nơi công cộng, trước khi sờ vào mắt, mũi, miệng, đều phải dùng xà phòng rửa tay dưới vòi nước, nhằm diệt vi khuẩn có thể bám trên tay.

Cần lưu ý rằng, nếu chạm vào vòi nước, tức là phải dùng tay đóng, mở vòi nước, thì sau khi rửa tay xong, có thể lại tiếp xúc với vi khuẩn. Do vậy, đề xuất nên ưu tiên lựa chọn vòi nước cảm ứng tự động, hoặc nước rửa tay khô.

4. Nên khử trùng tại WC công cộng như thế nào?

Nên vệ sinh, khử trùng nhà vệ sinh công cộng như thế nào? Với những tụ điểm đông người, nhân viên vệ sinh hàng ngày phải khử trùng nhà vệ sinh theo giờ, đồng thời dán nhật ký khử trùng lên bảng thông báo. Trước khi mở cửa nhà vệ sinh công cộng, cần xịt thuốc khử trùng toàn bộ nhà vệ sinh theo hướng dẫn được ban hành bởi các cơ quan hữu quan. Đồng thời dùng thuốc sát trùng chứa clo ngâm khử trùng thiết bị vệ sinh.

Sau đó, căn cứ theo lưu lượng người, cứ 2-4 tiếng lại khử trùng một lần những nơi quan trọng bằng thuốc khử trùng chứa clo, như bồn tiểu, các loại tay vịn, tay nắm cửa, nút xả nước, vòi nước, bể nước, hộp chứa nước rửa tay, hộp giấy vệ sinh, thùng rác.

Ngoài ra, nhân viên vệ sinh cần cung cấp nước rửa tay, hoặc xà phòng, đảm bảo thiết bị vệ sinh được vận hành bình thường. Vệ sinh rác kịp thời và định kỳ, bảo dưỡng thiết bị đường ống xả thải.

5. Đảm bảo lưu thông gió

Lưu thông gió có thể giảm giọt bắn virus tồn tại trong không khí, từ đó hạ thấp nguy cơ lây nhiễm. Trong nhà vệ sinh công cộng cần đảm bảo thông gió tốt, mở cửa sổ, đảm bảo hệ thống lưu thông không khí được vận hành bình thường. Nếu phòng vệ sinh không thông gió tự nhiên hoặc không có máy thông gió, có thể lắp thêm thiết bị xả khí, nhằm buộc thông gió.

6. Gần nhà có WC, mở cửa thông gió có bị truyền nhiễm virus không?

Virus sống trong phân có thể bay vào và phát tán trong không khí hay không vẫn chưa thể biết. Nhưng có thể xác minh được rằng trong môi trường thoáng gió, hàm lượng virus trong không khí rất thấp, nên khả năng lây nhiễm ít.

7. Tiếp xúc với chất bài tiết của bệnh nhân, liệu có chắc chắn sẽ lây nhiễm?

Những hiểu biết về virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ tới giờ vẫn chưa đầy đủ và chuẩn xác, các thông tin cũng không nhất quán. Đại khái virus corona có thể bị tiêu diệt sau 15 phút ở nhiệt độ 56℃, hơn nữa có thể sống trên bề mặt nhựa, gỗ, nước tiểu và phân người trong vài ngày, virus trong không khí có thể bám vào những hạt bụi nhỏ, thời gian sống của nó liên quan tới nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài…

Vậy nên, nếu tiếp xúc với bệnh nhân, cũng sẽ tồn tại những nguy cơ lây nhiễm nhất định.

Các chuyên gia khuyên rằng nếu tiếp xúc với dịch tiết hoặc chất bài tiết của người bệnh, trước tiên cần dùng xà phòng rửa chỗ tiếp xúc dưới vòi nước, dùng khăn giấy lau khô, sau đó khử trùng bằng cồn 70% hoặc nước rửa tay sát khuẩn. Trước khi vệ sinh, khử trùng, không chạm vào mắt, miệng mũi.

Lê Minh

Xem thêm: