Đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta có những lời nói tưởng chừng vô ý và không có vẻ gì là công kích, nhưng lại có thể khiến người khác tổn thương sâu sắc.

Chúng ta thường cho rằng giữa bạn bè với nhau thì không có khoảng cách nên không cần phải kiêng dè khi nói chuyện, và rằng những lời chúng ta nói ra thì đôi bên rất hiểu nhau, nhất định họ sẽ biết đó chỉ là lời nói đùa mà thôi. Thế nhưng trên thực tế, những lời nói vô ý và tưởng như vô hại đó lại có thể khiến người ta bị tổn thương vô cùng.

Để tránh những hiểu lầm và tổn thương không đáng có, bạn hãy cẩn thận hơn với lời nói của mình, dù là với những người gần gũi và hiểu bạn nhất.

1. Phủ nhận sự tồn tại hoặc lời nói của đối phương

Những lời này thường xuất hiện với những người có cái tôi cao, ví dụ như: “Ồ? Bạn vẫn còn ở đây cơ à?”, “Xin lỗi… Bạn có thể im lặng được không?”, “Tôi thấy nếu bạn không nói gì hết thì tốt hơn đó!”, “Bạn làm ơn đi chỗ khác được không?”, “Bạn nhất định cứ phải ở đây hả?”, “Bạn có thể đừng nói gì cả được không?”,v.v.

Tuy những lời này không có ý công kích, nhưng rõ ràng là mang nghĩa hạ thấp, có một số người không biết mức độ tổn thương mà những lời nói này gây ra, họ còn tự cho là rất hài hước nữa.

Lần sau, nếu thật sự bạn cần đối phương tránh đi hoặc yên lặng, hãy dùng cách nói nhẹ nhàng hơn, nội dung chuẩn xác tinh tế hơn, ví dụ như: “Bây giờ tôi phải nói chuyện riêng với người này, có lẽ không tiện để người khác biết.” hoặc “Mong bạn có thể giữ yên lặng để lắng nghe trước đã, sau đó tôi sẽ hội ý riêng với bạn nhé?”

Embed from Getty Images

Đôi lúc bạn không kiêng dè trong lời nói vì tưởng rằng bạn bè thì hiểu nhau, nhưng lại vô tình làm tổn thương người khác.

>>Sức mạnh của lời nói thiện

2. Nói rằng bạn không hiểu hoặc khó trao đổi với họ

Những câu nói thẳng thắn hoặc pha chút hài hước tưởng như không vấn đề gì nhưng vô tình gây tổn thương, ví dụ như: “Tôi hoàn toàn không hiểu bạn đang nói gì nữa?”, “Vậy thì điểm mấu chốt là gì?”, “Rốt cuộc bạn có hiểu ý tôi hay không?”, “Bạn có đang nghe hay không vậy?”, “Thật sự rất khó nói chuyện được với bạn!”, “Lời tôi nói khó hiểu vậy sao?”, “Bạn từ ngoài hành tinh đến đó hả?”

Đôi khi không phải đối phương không hiểu ý bạn, mà là chúng ta không đủ kiên nhẫn đợi họ hiểu; vì vậy nếu bạn cảm thấy họ hiểu sai, mong người ta hiểu bạn, có lẽ bạn nên thử suy nghĩ xem liệu lời mình nói có thỏa đáng và rõ ràng hay không.

Ví dụ như bạn có thể nói rằng: “Có thể cách biểu đạt của tôi không được tốt, tôi nói lại một lần nữa cho bạn nghe thử xem nhé.”, “Thật ra đây không phải là ý mà tôi muốn nói, hay là để tôi nói lại một lần nữa nhé?, “Có phải lời tôi nói có chỗ khó hiểu hay không?”

Embed from Getty Images

Hãy chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng và tinh tế hơn và suy nghĩ cho đối phương.

3. Những bình luận về khuyết điểm của đối phương

Có những người cảm thấy đối phương là người tốt tính, nên việc dùng khuyết điểm của họ để pha trò chắc là không sao; thế nhưng dù là những lời công kích trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là “người nói vô tâm, người nghe lại để bụng”.

Ví dụ như: “Anh đẹp trai quá, tiếc là hơi lùn.”, “Bạn nói chuyện chán quá đi!”, “Có cần phải nhỏ nhen thế không?”, “Nếu bạn mà ở thời cổ đại thì nhất định là rất được chào đón nha.”, “Rõ ràng trông có vẻ rất thông minh, sao mà lại…?”

Những lời nói này dù bạn cảm thấy mình đã có thêm bớt rồi, nhưng kiểu châm biếm vòng vo chỉ khiến đối phương ngại ngùng âm thầm thu lại lòng tự tin khi bị bạn công kích.

Nếu bạn thật sự nghĩ rằng họ có đặc điểm nào đó tốt hơn, thì cũng hãy khen trước đã rồi mới nhắc nhở sau, ví dụ như: “Tôi nghĩ rằng bạn đã gần như hoàn hảo rồi, nếu có thể làm thế này thì sẽ càng tốt hơn!”, “Tôi tin với khả năng của bạn, chỉ cần cố gắng hơn một chút thì nhất định sẽ…”, “Cũng may ông trời không cho bạn mọi thứ đều tốt, vẫn còn giữ lại một vài khuyết điểm nho nhỏ.”

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!”

Hãy nhớ nhé: Một lời nói tốt đẹp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mối quan hệ của bạn nhiều hơn là chỉ hiểu nhau nhưng thiếu đi sự tôn trọng.

Ngọc Trúc

Xem thêm: