Sau khi tin tức về thư viện ngầm dưới thủ đô Damascus của Syria được lan truyền, Fiona Macdonald đã khám phá ra rằng còn có nhiều nơi khác cũng đang lưu trữ các tài liệu bị ẩn giấu trong hàng thế kỷ.

Bên dưới các con phố của khu ngoại ô Damascus, hàng dãy kệ sách đã được thu thập từ các tòa nhà bị bom phá hủy. Trong bốn năm qua, trong suốt cuộc bao vây Darayya, các tình nguyện viên đã thu thập được 14.000 cuốn sách từ các căn nhà bị hư hỏng. Chúng được cất giữ tại một địa điểm bí mật vì người ta lo ngại rằng chúng sẽ thành mục tiêu của chính phủ và lực lượng ủng hộ ông Assad. Người đọc sẽ phải băng qua những mảnh bom đạn để đến được thư viện này.

Nơi đây được gọi là thư viện bí mật của Syria, và nhiều người cho rằng đây là nguồn tài nguyên quan trọng. “Ở một khía cạnh nào đó thì thư viện này đã giúp tôi quay lại trở cuộc sống của chính mình”, Abdulbaset Alahmar – một người sử dụng thư viện thường xuyên – nói với BBC. “Tôi muốn nói rằng việc này giống như cơ thể cần thức ăn, linh hồn cần sách vậy”.

Áp lực tôn giáo hay chính trị khiến những cuốn sách này bị chôn vùi theo dòng lịch sử, dù là trong nơi lưu trữ bí mật hay các bộ sưu tập cá nhân. Dưới đây là những thư viện bí mật trong lịch sử đã được người ngày nay phát hiện.

1. Thư viện trong hang động

p045584m
Nhà thần học người Pháp Paul Pelliot đang đọc tài liệu trong Thư viện Hang động ở Đôn Hoàng vào năm 1908. (Ảnh: The Musée Guimet)

Trên rìa sa mạc Gobi ở Trung Quốc, có một phần hệ thống đền thờ trong hang động tại Đôn Hoàng được gọi là Thiên Phật Thạch Động (hay hang Mạc Cao), nó đã được niêm phong trong gần 1000 năm. Vào năm 1900, đạo sĩ Vương Viên Lục (Wang Yuanlu), đã khám phá ra cánh cửa bí mật dẫn đến một buồng chứa đầy bản thảo từ Thế kỷ 4 đến Thế kỷ 11 SCN.

Tuy chính quyền cấp tỉnh tỏ ra rất ít quan tâm đến những bản thảo này sau khi ông Vương liên lạc với họ, nhưng tin tức về hang động này đã lan truyền rộng rãi và nhà thám hiểm Aurel Stein người Hungary đã thuyết phục được ông Vương bán khoảng 10.000 bản thảo. Tiếp theo đó những phái đoàn từ Pháp, Nga và Nhật cũng đã tiến vào nghiên cứu; phần lớn các văn bản cổ xưa đã được mang đi khỏi hang động. Theo The New Yorker: “Vào năm 1910, khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh chuyển các tài liệu còn lại đến Bắc Kinh, thì trong kho chỉ còn lại khoảng 1/5 số lượng tài liệu nguyên gốc”.

Mặc dù vậy, nhiều bản thảo gốc giờ đây đã có thể tiếp cận được: bản công nghệ số hóa của bộ sưu tập này đã được đề xuất vào năm 1994. Dự án Thư viện Đôn Hoàng Quốc tế – được Thư viện Anh dẫn dắt, hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới – đã số hóa bộ sưu tập này.

Tờ The New Yorker viết: “Người say mê nghiên cứu tài liệu giờ đây có thể kiểm tra bản đồ sao hoàn chỉnh sớm nhất trên thế giới, đọc lời cầu nguyện bằng tiếng Do Thái của một thương gia đang trên đường từ Babylon sang Trung Quốc, chiêm ngưỡng bức tranh của một vị thánh Thiên Chúa giáo ẩn dưới hình ảnh của một vị Bồ tát, xem xét bản giao kèo bán một cô gái nô lệ để trang trải nợ cho một thương nhân buôn lụa, hoặc lướt qua một cuốn sách bói toán viết bằng chữ viết cổ của người Thổ Nhĩ Kỳ”.

Không ai biết tại sao hang động này lại được niêm phong: Stein lập luận rằng đây là một phương pháp lưu trữ bản thảo không còn được sử dụng nữa nhưng quá quan trọng nên không thể vứt đi, đây là một loại “đồ vật vô giá trị thiêng liêng”, trong khi nhà cấy ghép Paul Bolliot của Pháp tin rằng vào năm 1035, Đế quốc Tây Hạ đã xâm chiếm Đôn Hoàng. Học giả Trung Quốc – Long Tân Cương (Rong Xinjiang) đã cho rằng có thể hang động bị đóng cửa là do lo sợ cuộc xâm lăng của người Hồi giáo Karakhanids, chuyện vốn dĩ đã không xảy ra.

Bất kể lý do che dấu là gì, tài liệu trong hang động đã thay đổi lịch sử kể từ khi chúng được tiết lộ cách đây hơn một thế kỷ. Một trong những tài liệu ở Đôn Hoàng, Kinh Kim Cương, là tác phẩm thiêng liêng của Phật giáo: theo Thư viện Anh, thì bản sao trong hang này có niên đại từ năm 868 và là “cuốn sách in hoàn chỉnh sớm nhất trên thế giới còn tồn tại”.

Đây là một lời nhắc nhở rằng sách giấy và in ấn không bắt nguồn từ châu Âu. Tờ The New Yorker nói: “Việc in ấn được bắt đầu dưới hình thức kinh cầu nguyện”.

2. Văn khố bí mật của Vatican

p045582t
Văn khố bí mật của Vatican bao gồm cả phán quyết năm 1521 của Đức Giáo hoàng  Leo X khai trừ Martin Luther ra khỏi Giáo hội. (Ảnh: Capitoline Museums, Rome)

Một kho lưu trữ các văn hóa tôn giáo bị ẩn giấu khác từng được phát hiện năm 1612 – nhưng đến nay nó vẫn là chủ đề bất tận của các thuyết âm mưu. Văn khố bí mật của Vatican ghi lại các mối quan hệ thư từ của Giáo hoàng trong hơn 1000 năm, và nó đã được đề cập đến trong tiểu thuyết Thiên thần và Ác quỷ của Dan Brown, nói về một nhà ‘ký tượng học’ Harvard chiến đấu với Hội Khai sáng (the Illuminati). Người ta đồn đại rằng nội dung của kho lưu trữ có đề cập đến hộp sọ của người ngoài tinh, tài liệu về dòng máu của Chúa Jesus và một cỗ máy thời gian được gọi là Chronovisor, được tu sĩ Benedictine tạo ra để ông có thể quay ngược thời gian và quay phim cảnh Chúa Jesus bị hành hình.

>>Bác sĩ liên quan đến mổ cướp tạng được mời phát biểu tại Vatican

Nhằm xua tan đi những câu chuyện hoang đường trên, văn khố bí mật này đã được mở công khai trong những năm gần đây và đã có một cuộc triển lãm tài liệu từ kho lưu trữ tại Viện bảo tàng Capitoline ở Rome. Ban đầu, Đức Giáo Hoàng Leo XIII chỉ cho phép các học giả tiến vào kiểm tra kho lưu trữ vào năm 1881, và bây giờ nhiều nhà nghiên cứu đã có thể xem xét các tài liệu này, mặc dù một số nội dung không được công khai.

Các học giả không được phép xem bất kể giấy tờ nào của Giáo Hoàng từ năm 1939, đó là lúc Pontiff Pius XII – một nhân vật gây tranh cãi trong thời chiến – trở thành Đức Giáo hoàng, và phần tài liệu lưu trữ liên quan đến công việc cá nhân của các Hồng y từ năm 1922 trở đi cũng không được công khai.

Nằm trong một hầm bê tông, một phần bên trong nhà thờ St Peter, kho tài liệu này được bảo vệ bởi Bộ An ninh Thụy Sĩ và lực lượng cảnh sát riêng của Thành phố Vatican. Họ cố gắng bảo vệ sức mạnh của những câu từ được giữ trong đó. Cũng vậy, mối quan hệ thư từ giữa thành Vatican với các nhân vật như Mozart, Erasmus, Charlemagne, Voltaire và Adoft Hitler đều được canh giữ cẩn mật; nơi này cũng có văn bản hủy hôn của Vua Henry VIII với nàng Catherine xứ Aragon: khi việc này bị từ chối bởi Giáo hoàng Clement VII, Vua Henry ly dị với bà và tạo nên sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Rome với Giáo hội Anh. Kho lưu trữ cũng có giữ sắc lệnh năm 1521 của Giáo hoàng Leo X về việc khai trừ Martin Luther khỏi Giáo hội, một bản viết tay xét xử Galileo vì tín ngưỡng dị giáo và một bức thư từ Michelangelo phàn nàn việc ông không được trả tiền cho tác phẩm ở Nhà nguyện Sistine.

3. Kho lưu trữ Cairo

p04559v4
Solomon Schechter đã nhận ra tầm quan trọng của các bản thảo ở kho lưu trữ Cairo. (Ảnh: Wikipedia)

Không được bảo vệ bởi lính vũ trang, kho sách cổ tại Old Cairo (trước kia là Fustat – kinh đô thời Ai Cập cổ đại) đã chìm vào quên lãng trong hàng thế kỷ, cho đến khi một người Do Thái ở Rumani nhận ra tầm quan trọng của nó. Jacob Saphir đã mô tả nơi cất giấu này trong một quyển sách vào năm 1874 – nhưng mãi đến năm 1896, khi cặp chị em song sinh người Scotland, Agnes Lewis và Margaret Gibson đưa một số bản thảo cho nhà nghiên cứu  Solomon Schechter thuộc trường Đại học Cambridge, thì nơi này mới bắt đầu trở nên nổi tiếng.

Ẩn trong bức tường nhà thờ Ben Ezra là 280.000 bản thảo tiếng Do Thái, do vậy nơi này được gọi là kho lưu trữ Cairo. Theo luật của người Do Thái, bất kỳ văn bản nào chứa tên Thiên Chúa đều không được ném đi, chúng sẽ được lưu trữ trong một khu nhà thờ hay nghĩa địa cho đến khi bị chôn vùi.

Trong 1000 năm qua, công đồng người Do Thái ở Fustat đã cất giữ những tài liệu của họ vào kho lưu trữ thiêng liêng này. Và kho lưu trữ Cairo vẫn không bị đụng đến trong hàng thế kỷ.

Tờ The New Yorker cho biết: “Người Do Thái thời Trung Cổ hầu như không viết bất kỳ điều gì, dù là thư từ cá nhân hay danh sách mua sắm, mà không đề cập đến Thiên Chúa. Kết quả là,  “Chúng ta có một hòm thư với khoảng 250.000 bản thảo tạo nên một kho lưu trữ chưa từng có về cuộc sống ở Ai Cập từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 19… Không nơi lưu trữ nào khác có thể dài hay đầy đủ đến vậy còn tồn tại.”

Ben Outhwaite, người đứng đầu cuộc nghiên cứu về kho lưu trữ tại Cambridge đã nói với The New Yorker về tầm quan trọng của bộ sưu tập trong kho sách cổ Cairo đối với các học giả. “Không hề cường điệu khi nói rằng nó đã viết lại những điều chúng ta biết về người Do Thái, vùng Trung Đông và Địa Trung Hải trong thời Trung cổ.”

Các bản thảo cũng đã tiết lộ, rằng các thương nhân Do Thái đã hợp tác với các tín đồ Cơ đốc giáo và Hồi giáo; rằng người Do Thái được đối xử khoan dung hơn so với những giả định trước đây, và phong trào chống Do Thái ít phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Tầm quan trọng của chúng ngày càng được thừa nhận. Vào năm 2013, các thư viện Đại học Oxford và Cambridge đã cùng nhau gây quỹ để bảo vệ nguyên vẹn kho lưu trữ này, đây là lần đầu tiên họ hợp tác trong lĩnh vực này.

Cùng thời điểm đó, David Abulafia, tác giả của cuốn sách The Great Sea: A Human History of the Mediterranean (Tạm dịch: Đại dương: Lịch sử loài người vùng Địa Trung Hải), đã nói rằng: “Tài liệu trong kho lưu trữ Cairo như ánh đèn chiếu, soi sáng những góc tối của lịch sử Địa Trung Hải và chiếu rọi một cách rõ ràng về đời sống xã hội, kinh tế và tôn giáo của người Do Thái không chỉ ở vùng đất Ai Cập Trung cổ mà còn ở những vùng đất xa xôi khác. Không gì có thể so sánh với chúng, trong việc lưu trữ thông tin lịch sử từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, bất kỳ nơi đâu thuộc châu Âu hay thế giới Hồi giáo”.

>>“Thư viện miễn phí” trước cửa nhà một người Mỹ lan rộng đến hơn 70 quốc gia

4. Thư viện giữa những dòng chữ

p04559s9
Nhà sử học Erik Kwakkel đã phát hiện “những thư viện ẩn giấu” này trong những bìa sách thời Trung cổ. (Ảnh: Erik Kwakkel)

Vào năm 2013, nhà sử học nghiên cứu sách Trung Cổ người Hà Lan Erik Kwakkel đã mô tả một ‘khám phá đáng chú ý’ của những sinh viên trong một lớp học do ông giảng dạy tại Đại học Leiden.

“Khi các sinh viên đang xem xét kỹ lưỡng các bìa sách được giữ trong thư viện,” ông cho biết trên blog trong một bài viết có tựa đề A Hidden Medieval Archive Surfaces (tạm dịch: Lộ diện Văn khố Bí ẩn Thời trung cổ), “các sinh viên đã tìm thấy “132 bản ghi chú, thư từ và biên nhận từ một cung điện không xác định ở vùng Rhine, được ghi sơ lược trên những mảnh giấy nhỏ. Chúng ẩn giấu bên trong một bìa sách in năm 1577”.

Điều này cho thấy những cuốn sách cũ đã không được lưu giữ lại như những “vật thiêng liêng”, mà chúng đã được các thợ đóng sách tái chế lại. “Tái chế lại những tài liệu cổ xưa là điều thường xảy ra trong các phân xưởng đóng sách thời cận đại (cũng như trung đại),” Kwakkel viết. “Khi một quyển sách in từ năm 1577 được điều chỉnh cho vừa với bìa của nó, thợ đóng sách đã lấy 132 mảnh giấy từ thùng rác tái chế màu xanh của anh ta rồi đúc chúng thành các tấm bìa cứng.”

Quy trình này không hề muốn để lại các câu chữ cho hậu thế nhưng cuối cùng chúng vẫn có thể được đọc vào thời nay. “Những mảnh giấy này trước hết rất đáng chú ý, bởi những mảnh giấy viết chữ nhỏ nhặt như thế hiếm khi còn tồn tại nguyên vẹn từ thời trung cổ… Hiếm nơi nào mà những thứ như vậy lại bị lãng quên cho tới cả hàng thế kỷ,” ông cho biết.

Chúng bao gồm các hóa đơn, các yêu cầu cho người giúp việc và danh sách mua sắm, đây là một bộ sưu tầm vô cùng hiếm có cho các sử gia. “Những thông điệp thế này mang chúng tôi đến gần hơn với xã hội trung cổ,” Kwakkel viết. “Đó là những giọng nói xa xưa mà chúng ta bình thường không nghe thấy được, chúng có thể kể lại những câu chuyện đã từng xảy ra ‘trên mặt đất’ này.”

Và đây là một bộ sưu tập có thể lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ ban đầu. Dùng công nghệ X-ray để có thể nhìn phía dưới lớp sơn và xem xét những tầng thấp nhất trong thành phần cấu tạo, Kwakkel đã phát triển một phương pháp nhìn qua lớp bìa sách mỏng manh. Vào tháng 10 năm 2015, ông bắt đầu kiểm tra những quyển sách cổ trong thư viện Đại học Leiden.

Kwakkel viết trong một bài blog về dự án Thư viện Ẩn của mình: “Kỹ thuật mới này thật tuyệt vời khi có thể cho chúng ta thấy các mảnh tư liệu thời trung cổ, mà nếu không có thì không thể thấy được vì chúng bị ẩn giấu dưới một lớp da khô hay giấy”. Trong khi công nghệ vẫn cần phải cải thiện, nó đã gợi ý về một quy trình có thể giúp tìm ra ra một thư viện bí mật trong một thư viện bình thường. “Chúng ta có thể tiếp cận với một ‘thư viện’ trung cổ bị ẩn giấu nếu chúng ta có thể tiếp cận hàng ngàn mảnh bản thảo đang bị che khuất bên trong các bìa sách.”

Theo BBC
Hoàng Vũ

Xem thêm: