Để trở thành một nhà quản lý giỏi và điều hành nhân viên, vận hành công việc hiệu quả để đạt được những thành quả ấn tượng – thì trong mắt mọi người, bạn không chỉ là một nhà lãnh đạo, mà còn là một người công bằng và thân thiện.

quản lý
(Ảnh: Undercoverrecruiter)

Đối với nhiều nhà quản lý, nhiệm vụ của họ là thúc ép nhân viên hoàn thành công việc, tuy nhiên, điều đáng nói là bạn thực hiện vai trò nhiệm vụ của mình như thế nào mới là điều quan trọng. Và tất nhiên, không gì là dễ dàng.

Bạn có thể cảm thấy bản thân đang mắc kẹt, trừ phi bạn có tố chất quản lý thiên bẩm hoặc đã được đào tạo bài bản cho vị trí này. Tin tốt lành là không có gì có thể ngăn cản bạn trở thành một nhà quản lý hoàn hảo, những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về mảng quản lý và giúp bạn trở thành một nhà quản lý tài ba.

1. Phân công công việc một cách khôn ngoan

Chìa khóa để quản lý hiệu quả là phân công công việc hợp lý – bạn nên chia sẻ trách nhiệm và giao công việc cho các nhân viên cấp dưới của mình. Hầu hết các ông chủ đều kiểm soát mọi thứ mà nhân viên của họ thực thi dù là nhỏ nhất, và điều này có thể là tai họa với vị trí quản lý của bạn.

Khi bạn “chia” việc cho nhân viên, đồng nghĩa với việc tốc độ thực thi công việc của bạn tăng lên gấp bội, ngoài ra bạn cũng giúp phát triển năng lực của nhân viên, kỹ năng lãnh đạo cũng như sự tự tin của họ. Không thể giao việc cho người khác có thể một là lý do chủ yếu khiến cho những nhà quản lý thất bại, bởi chính bạn đã tự làm lãng phí thời gian và nguồn lực của mình và tập thể. Bởi vậy, giao việc cũng là cơ hội tốt để bạn có thể phát triển bản thân.

(Ảnh: shutterstock.com)
(Ảnh: shutterstock.com)

2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Mỗi nhân viên sẽ đảm trách những phần việc nhất định, bởi vậy, nhiệm vụ của nhà quản lý là phải thiết lập mục tiêu rõ ràng để cấp dưới của họ lấy đó làm định hướng để triển khai công việc. Những mục tiêu này không chỉ giúp nhân viên hiểu được rõ ràng mục tiêu và đường đi nước bước mới, mà còn đảm bảo rằng toàn thể nhân viên đang đi cùng hướng để hoàn thành mục tiêu lớn hơn của tổ chức.

Thực tế mà nói, việc quản lý mù mờ về mục tiêu công việc có thể gây thất vọng cho nhân viên. Bởi vậy, cần phải thiết lập được các mục tiêu có thể đo lường được và giám sát quá trình thực hiện cũng như thành tựu của họ.

3. Giao tiếp là yếu tố thiết yếu

Có nhhiều nhà quản lý không đánh giá đúng mực tầm quan trọng của giao tiếp – điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc vận hành tổ chức. Trong nhiều tình huống, nhà quản lý có vai trò như cầu nối giúp kết nối lãnh đạo cấp cao với các nhân viên mà họ quản lý.

Cho dù là những tin tức mà bạn có được có liên quan hay chỉ là ngoài lề công việc thì nó cũng có ý nghĩa tương tác. Một người quản lý tài ba sẽ luôn hiểu nhân viên và biết cách để cấp dưới của mình thấy thoải mái và khi tham gia vào bất kỳ chủ đề nào. Nhân viên cần phải luôn cập nhật mọi điều cần thiết phải thực thi để hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn và hiệu quả.

Thực tế cho thấy giao tiếp là nền tảng tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp. Nếu nhân viên có sự trao đổi hàng ngày với các nhà quản lý, sự gắn kết sẽ tăng lên, và khi họ cảm nhận được sự quan tâm từ cấp trên, họ sẽ gắn bó hơn với công việc.

người ưu tú nơi công sở
(Ảnh: shutterstock.com)

>> Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng?

4. Dành thời gian nhiều hơn cho nhân viên cấp dưới

Công tác quản lý nhằm thúc đẩy mọi người thực thi công việc. Khi một nhân viên cần trao đổi với bạn, bạn nên đảm bảo là sẽ dành thời gian gặp họ và cùng họ từng bước gỡ bỏ nút thắt. Bạn nên tạm gác công việc của mình sang một bên để tập trung cho người đang cần bạn hỗ trợ, dù lúc ấy công việc của bạn khá gấp gáp.

Một nhà quản lý tài giỏi sẽ gắn kết với nhân viên và có khả năng truyền động lực cho họ. Mỗi cá nhân khác biệt, họ có hoàn cảnh và năng lực khác nhau, bởi vậy sẽ đạt được những thành công và gặp phải những thách thức không giống nhau. Vì vậy, quan tâm và thấu hiểu nhân viên của mình sẽ giúp bạn biết cách thúc đẩy họ đạt hiệu quả công việc cao nhất.

>>Nhân viên sẽ hạnh phúc hơn nếu sếp là người am hiểu kỹ thuật

5. Đánh giá và ghi nhận nỗ lực, thành tích của nhân viên

Mọi người đều xu hướng muốn được đánh giá cao và đúng năng lực của mình. Bởi vậy, khi bạn nghiêm túc đánh giá nỗ lực của đội ngũ nhân viên, chắc chắn họ sẽ hạnh phúc hơn. Bạn cần lưu ý rằng, lúc này hay lúc khác, nhân viên của bạn đang mong chờ một lời khen ngợi từ phía bạn cho kết quả thực thi công việc của họ. Tuy nhiên, rất ít lãnh đạo, quản lý hiểu được tâm lý này và không mấy khi thể hiện ra rằng họ ghi nhận hay khen thưởng cho những người thực hiện tốt công việc.

Để nhân viên hài lòng với công việc hơn, bạn phải thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của mình và truyền cảm hứng cho người khác. Thực tế mà nói, chỉ một cái vỗ nhẹ vào vai họ, cũng góp phần giúp nhân viên của bạn cảm thấy thỏa mãn và đam mê công việc. Hành động nhỏ đó có thể mang lại tác dụng rất lớn, khiến họ cảm thấy được khích lệ và tin tưởng. Để trở thành một lãnh đạo tài năng, bạn hãy để nhân viên thấy được nhân cách tốt đẹp và thấy rằng bạn đang truyền lửa cho họ.

Nếu muốn người khác có cải biến, trước tiên cần thay đổi chính mình. Do đó, nếu bạn muốn ở cấp dưới của mình đối đãi với công việc ra sao, thì bạn hãy làm đúng như thế. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, không được quên vai trò và vị trí của bạn so với các nhân viên là có sự khác biệt.

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

6. Đưa ra những giải pháp bền vững

Người quản lý phải là người có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Dù vấn đề có lớn đến đâu, thì cũng sẽ có cách để xử lý.

Có những sực việc xảy ra yêu cầu phải nhanh chóng đưa ra phương án xử lý và chuyển sang thực thi một nhiệm vụ khác, và bởi vậy, bạn có thể đã bỏ lỡ một lựa chọn khả thi khác dù nó tốn thời gian hơn để thúc đẩy phát triển và ứng dụng, nhưng nó là một giải pháp bền vững.

Một người quản lý tốt luôn tin vào việc giải quyết vấn đề từ gốc rễ, hơn là sửa chữa hời hợt bề mặt.

7. Chấm dứt trò chơi đổ lỗi

Lỗi lầm luôn thuộc về một ai đó, bởi vậy những ngón tay cũng có thể chĩa vào bạn. Để tránh rơi vào tình huống này thì bản thân bạn không nên chĩa ngón tay mình vào người khác! Bạn có thể không có một đội xuất sắc, song điều đó không có nghĩa là biến mình thành một kẻ xoàng xĩnh khi giải quyết công việc. Bạn phải biết nắm bắt quyền lực trong tay mình và truyền cảm hứng cho nhân viên để họ thực thi công việc đạt hiệu quả vượt mức mong đợi.

Bạn có quyền sa thải những ai không làm tròn phận sự và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể đổ lỗi cho cả đội của bạn chỉ vì một nhân viên nào đó mắc sai lầm hoặc bản thân bạn sai phạm trong khâu chỉ đạo.

>> Brian Wong -CEO 26 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nghề nghiệp người trẻ nên biết

8. Tập trung vào ưu điểm của cá nhân để xây dựng một tập thể vững mạnh

Nhiều nhà quản lý thường nhìn vào những yếu điểm của nhân viên và chỉ ra cách cải thiện chúng. Nhưng bạn nên tạo ra sự khác biệt bằng cách tìm ra những điểm mạnh mà cấp dưới của bạn đang sở hữu. Điều này sẽ khích lệ họ và đây mới chính là điều mang lại lợi nhuận lớn cho các khoản đầu tư của bạn.

Quả thực là việc phát huy những điểm mạnh của nhân viên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn là tập trung vào khắc phục nhược điểm. Thông thường, khi nhân viên thành thục hơn và phát triển được thế mạnh của mình, họ sẽ có xu hướng gắn bó với công việc hơn so với các thành viên khác. Một người quản lý tài ba là người thấy được những công việc phù hợp với nhân viên để họ phát huy tối đa tài năng, kỹ năng và kiến thức để áp dụng và phát triển thế mạnh của mình.

(Ảnh: Caproasia Online)
(Ảnh: Caproasia Online)

Lời kết:

Rất nhiều thách thức và gian nan trên con đường trở thành một nhà quản lý tài ba, bạn phải nhìn nhận rằng thành công của đội ngũ của bạn chi phối trực tiếp thành công của chính bạn. Vì vậy, hãy luôn tạo động lực cho cấp dưới để họ trở thành những nhân viên hạnh phúc, làm việc hiệu quả hơn và luôn tôn trọng cấp trên của mình.

Theo Under Cover Recruiter
Minh Minh

Xem thêm: