Ngày 14/2, một video đã ghi hình lại được cảnh trên bầu trời Nội Mông Cổ xuất hiện hiện tượng 5 mặt trời cùng mọc hiếm gặp. Trong video là vầng hào quang của 5 mặt trời nối tiếp nhau, vây quanh thành một vòng tròn lớn cự đại, kéo dài khoảng 1 giờ rưỡi. Theo cách nói của người Trung Quốc xưa, vài mặt trời cùng xuất hiện nếu đấu với nhau thì ám chỉ thiên hạ sắp đại loạn.

Hiện tượng “mặt trời ma thuật” đã nhiều lần xuất hiện tại Trung Quốc Đại Lục, nhưng trong lịch sử, 5 mặt trời xuất hiện đồng thời lại vô cùng hiếm gặp. Trước đây vào ngày 18/4/1981, hiện tượng 5 mặt trời cùng mọc đã từng xuất hiện. Cư dân tại thị trấn Bản Kiều, thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, đã nhìn thấy trên bầu trời cùng lúc xuất hiện 5 mặt trời, 3 mặt trời ở phía Đông, hai mặt trời ở phía Tây. Kỳ quan này kéo dài khoảng gần hai giờ thì biến mất.

Điều đáng nói là vào ngày 25/1 năm đó, vụ án “tập đoàn phản cách mạng” của nhân vật số hai Lâm Bưu và Giang Thanh kết thúc. Ngày 27/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua nghị quyết chính thức phủ định “Đại Cách mạng Văn hóa”, nghị quyết cho rằng Mao Trạch Đông nên chịu trách nhiệm chính.

Tại Trung Quốc cổ đại cũng từng xuất hiện hiện tượng 5 mặt trời cùng mọc. Cuốn cổ thư “Quốc Chí” ghi chép rằng: “Vào tháng 2 năm Kiến Hưng thứ 4, Giang Đông lần đầu xuất hiện 5 mặt trời cùng mọc, Mẫn Vương e rằng có điềm hung, bèn hỏi quần thần về hiện tượng này. Một mặt trời ở chính giữa, 4 mặt trời còn lại nằm ở 4 phía. Hạ Hầu Tộc nói: Thiên hạ nhiều thiên tử, sao phải lấy làm lạ.”

5 mặt trời cùng mọc
Theo cách nói của người Trung Quốc cổ đại, vài mặt trời cùng xuất hiện, dự báo thiên hạ đại loạn (Ảnh: Cục Khí tượng Trung Quốc)

Trong sách cổ “Khai Nguyên chiếm kinh – quyển 6” cũng ghi chép về “mặt trời ma thuật” này:

“Kinh Phòng chiếm” viết: “2 mặt trời, 3 mặt trời, 4 mặt trời, 5 mặt trời cùng xuất hiện thì gọi là tranh nhau chiếu sáng, thiên hạ ắt có binh biến, tức sẽ có 3, 4, 5 bậc quân chủ lên ngôi.”

“Xuân Thu Vĩ” viết rằng: “3 mặt trời cùng mọc, thiên tử bị phế truất”, lại nói: “Vài mặt trời cùng mọc, lưỡng chủ phân tranh.”

“Tấn Dương Xuân Thu” viết: “Vào năm Kiến Vũ thứ nhất, 3 mặt trời cùng xuất hiện, quan sử lệnh tại đài quan sát dâng tấu chương can gián rằng: Lẽ nào thiên hạ lại chia 3? Vu Hàm nói: 3 mặt trời cùng mọc ắt phải đề phòng, chưa đầy một năm, thiên hạ ắt trị, phân chia đất đai thành 3 bang.”

Trong “Hiếu Kinh nội ký” cũng viết: “Nếu 3 mặt trời cùng mọc, quốc vương ắt mất ngôi. Có người ở cùng, trước và sau cung (diễn nghĩa: người ở gần cận kề, ở sát bên làm phản), quân vương lập tức sẽ mất mạng.”

“Kinh Châu Chiêm” cũng viết: “3 mặt trời cùng mọc, nước đó ắt diệt chư hầu, chỉ còn thành trống, đất vong, nước sông ào ạt. Nếu không, năm đó đại binh biến và đại thương vong.”

5 mặt trời cùng mọc
(Ảnh: Cục Khí tượng Trung Quốc)

Trong “Ất Tị Chiêm”, Lý Thuần Phong thời nhà Đường cũng nói: Nhiều mặt trời đồng thời xuất hiện là điềm báo thiên hạ sẽ chia rẽ. Hai mặt trời cùng xuất hiện, chư hầu có mưu mô, nghĩa là diệt vong. Thiên hạ dụng binh, kẻ vô đạo vong. Hai mặt trời cùng chiếu sáng, gọi là âm dương. Chủ giả đối kháng, thiên hạ có hai vương cùng tranh. Nhiều mặt trời cùng hiện, thiên hạ chia rẽ, bách quan tự phòng bị, pháp lệnh bất nhất. Vương giả cùng xuất, người tự xưng thiên tử cũng nhiều. “Cấp Trủng Thư” cũng viết: “Nếu ở khúc sông, trời ắt có yêu nghiệt”.

Minh Tú (theo KanZhongGuo)

Xem thêm: