Bài gửi của độc giả đang sống và làm việc ở Nhật Bản.

Khi mới đến Nhật sống, tôi đã không khỏi ngạc nhiên về sự trật tự bất chấp cuộc sống hối hả nơi đây. Không gian công cộng luôn sạch sẽ, những dòng người xếp hàng trật tự chờ thang máy hay lên thang cuốn, người đi qua đường cúi đầu cám ơn người lái ô-tô nhường đường v.v.

Lúc chưa biết tiếng Nhật, tôi cứ nghĩ rằng tất cả mọi thứ như vậy đều là tất nhiên vì “người Nhật vốn vậy”. Chỉ đến khi ở đây vài năm và giỏi tiếng Nhật hơn một chút, tôi mới nhận ra rằng người Nhật không chỉ chú ý đến giáo dục trong nhà trường cho trẻ em mà còn rất để ý đến giáo dục liên tục dành cho cả người lớn thông qua tuyên truyền ở nơi công cộng. Tôi chợt hiểu ra, xã hội chú trọng vào điều gì thì sẽ tuyên truyền nhiều về điều đó.

Đi trên đường phố Nhật Bản, bên cạnh các biển quảng cáo của các nhãn hàng đủ màu sắc, không khó để nhìn thấy các poster tuyên truyền.

Phương tiện công cộng

Ở Nhật Bản người ta tuyên truyền những gì?
“Xin hãy giảm âm lượng khi nói chuyện trong xe”
Ở Nhật Bản người ta tuyên truyền những gì?
“Xin đừng quên để ý đến phía sau của bạn”. Poster về việc đeo ba-lô quá to sau lưng sẽ va phải người khác và nhắc nhở đeo ba-lô về phía trước bụng

Không gian công cộng

IMG 7080 e1525782581968 749x1024 image
Poster đề nghị “hãy lên tiếng” và giúp đỡ mọi người xung quanh

An toàn giao thông

pikapika 725x1024 image
Poster khuyến cáo nên mặc đồ phản quang khi đi trời tối ở nông thôn

Phân loại rác

dust1 724x1024 image
Các loại rác khác nhau (không tái chế và tái chế được) nói rằng “Ứ muốn ở cùng nhau”

Sử dụng điện thoại

001 1 image
Vừa đi vừa sử dụng điện thoại thông minh là rất nguy hiểm

…và vô cùng thiếu vắng các tuyên truyền chính trị

Điều đặc biệt là ở Nhật dường như không hề có tuyên truyền về các chính sách của chính quyền. Ngay cả khi thủ tướng Abe lên nắm quyền vào năm 2012 và thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện 3 mũi tên thay đổi nền kinh tế Nhật Bản thì người ta cũng không thấy ở nơi công cộng nào có poster hay biểu ngữ về các chính sách táo bạo đó. Trong khi báo chí đồng loạt thay nhau mổ xẻ việc các chính sách của ông Abe liệu có thực hiện được không thì ở ngoài đường phố, không có nội dung hô hào nào kiểu như “quyết tâm thực hiện thành công cải cách” hay là “vì nước Nhật giàu mạnh” hay tương tự.

Có lẽ các cấp chính quyền của nội các Abe quá tập trung vào các hoạt động cụ thể để triển khai các chính sách mà quên mất việc phải hô khẩu hiệu. Hay là có thể nếu chính quyền chi tiền để hô khẩu hiệu sẽ bị người dân thắc mắc về cách thức chi tiêu không tạo ra giá trị gì cho xã hội ngoài việc đánh bóng tên tuổi cho đảng cầm quyền (mà có thể bị thay thế bất cứ lúc nào).

Lời kết

Nếu như xã hội đề cao sự hòa ái giữa người với người vì các giá trị chung thì các nội dung tuyên truyền cũng luôn nhẹ nhàng và đi được vào lòng người. Ở đây lâu, có rất nhiều lúc tôi cũng dừng lại trước các poster tuyên truyền thấy đâu đó ở nơi công cộng để cười mỉm với chính mình rằng: “Hóa ra nếu tuyên truyền mà đầy tính nhân văn như vậy thì mình cũng muốn đọc”…

Hoàng Hà

Xem thêm: