Hiện nay, ở Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các trường học ngày càng căng thẳng, ngay cả những học sinh đang học tiểu học cũng phải đối mặt với nhiều kỳ thi lớn nhỏ. Mỗi tháng 1 kỳ thi, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ v.v… Sau khi thi xong còn phải xem xếp hạng, xem thành tích đạt được như thế nào. Điều này khiến cho một bộ phận phụ huynh không khỏi lo lắng, áp lực của học sinh ngày một tăng.

Gần đây có một bài phát biểu liên quan đến thành tích thi cử của một vị hiệu trưởng ở Sydney khiến các phụ huynh Việt phải suy ngẫm:

1. Đạt điểm C cũng ổn rồi

Bà Frasca còn viết một bức thư cho các bậc phụ huynh, nói rằng điểm thi thấp chính là sự đánh dấu cho con đường phát triển đúng đắn của những đứa trẻ, điểm “C” có nghĩa là Celebrate (Chúc mừng), cứ độ 2 tuần 1 lần, bà ấy lại lên The Chatter box viết thư cho phụ huynh: “Điểm C mang ý nghĩa rằng con của bạn đang đi đúng hướng trên con đường học tập. Nếu đạt được điểm A hoặc B, nó nói lên con của bạn đang học tập rất tốt so với dự đoán ban đầu, càng được khen ngợi”.

Ngoài ra, bà còn cho rằng, trong hệ thống thang điểm đánh giá của trường, ở lại lớp thực chất không phải là một sự lựa chọn, nó chỉ có thể quy về điểm “E”. Theo những lời bà Frasca nói, điểm “E” có nghĩa là một đứa trẻ phát hiện ra những khó khăn trong quá trình học, nhưng nó chỉ đại diện cho việc “vào thời điểm này và môn học này”mà thôi, nó chỉ mang tính tạm thời.

Trong xã hội đầy lòng bao dung như châu Úc, giáo viên và phụ huynh đều cho rằng “thành tích” không phải là tiêu chuẩn duy nhất để quyết định tương lai của con em mình. Có thể đạt đến điểm “C” đã hài lòng lắm rồi, đều đã xứng đáng nhận được những lời khen rồi.

Quan niệm của phần lớn phụ huynh Việt thì hoàn toàn trái ngược: từ nhỏ đến lớn, lúc nào trẻ cũng phải nghe những lời giáo huấn như phải “học cho thật giỏi, thi được điểm cao” văng vẳng bên tai. Mỗi lần kết quả thi không tốt, thì các em học sinh cứ muốn giấu nhẹm bài thi đi, không dám cho bố mẹ xem. Chỉ thi được điểm trung bình, trong mắt hầu hết phụ huynh Việt đều coi đây là chuyện không đáng để khen ngợi.

Hoc sinh tieu hoc
Dù đạt được thành tích gì, các em học sinh đều đáng được khen ngợi, cổ vũ. (Ảnh: Storyblocks)

2. Quan niệm giáo dục ở các nước

Cái gì cũng có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Mỗi đứa trẻ đều đáng được cổ vũ, khen ngợi. Những đứa trẻ đạt điểm A tất nhiên là rất giỏi, nhưng những trẻ khác đạt điểm C cũng không tệ. Sự giáo dục bằng việc cổ vũ khích lệ có thể tạo thêm nguồn động lực giúp trẻ cố gắng học hành, bên cạnh đó giúp trẻ tăng thêm sự tự tin, từ đó có thể giải quyết những khó khăn trong học tập.

Ngoài châu Úc ra, quan niệm về giáo dục của các nước trên thế giới đều có những đặc điểm riêng, ví như trong cách giáo dục của người Israel, họ cho rằng khởi điểm của giáo dục chính là phương pháp thảo luận. Giáo viên nhấn mạnh ưu điểm của phương pháp thảo luận: “Điều quan trọng nhất chính là dạy cho học sinh phương pháp tư duy, để cho học sinh tự mình tìm ra câu trả lời”. Cho dù là sinh viên đang theo học đại học, giảng viên cũng vẫn dùng phương pháp mặt đối mặt thảo luận vấn đề để giảng dạy.

hoc sinh thao luan
(Ảnh: Storyblocks)

Nền giáo dục Phần Lan không có cạnh tranh, học sinh tiểu học, trung học hoàn toàn không có kỳ thi tiêu chuẩn hóa nào cả. Khi hoàn thành toàn bộ 12 năm học của mình, học sinh chỉ cần tham gia kỳ thi chung kết thúc toàn khóa học mà thôi. Trong môi trường không hề cảm thấy lo âu đến áp lực thi cử, giáo viên Phần Lan càng chú ý hơn đến năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh, tiếp thêm nguồn động lực tìm tòi kiến thức, khiến cho học sinh hứng thú ở mỗi giờ học, chứ không phải cứ “dắt tay” học sinh mãi được. Học sinh Phần Lan có nhiều thời gian và không gian đê phát huy óc tưởng tượng của mình.

Trong nền giáo dục ở Đức, hứng thú học tập là điều quan trọng nhất, dựa trên khoảng thời gian dài để tiếp xúc và tự suy nghĩ, giúp học sinh tìm ra những cách giải quyết vấn đề, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giúp học sinh không ngừng thử thách bản thân, vươn xa hơn trong tương lai.

Đối với nền giáo dục của Pháp, thì ý tưởng của học sinh là câu trả lời chuẩn xác của bài thi. Đề thi của học sinh tiểu học và trung học ở Pháp dựa theo hình thức “Đưa ra một lời giải thích chi tiết cho vấn đề”. Tiêu chuẩn để đánh giá dựa trên năng lực hiểu kỹ vấn đề và suy luận logic, thời gian thi thông thường từ 2-4 tiếng, không gói gọn trong một phạm vi nào, cũng không có đáp án mẫu nào, chỉ có học sinh là người chủ động suy xét vấn đề, tìm ra đáp án cho riêng mình.

Yến Nhi

Xem thêm: