Đũa là vật dụng không thể thiếu trên bàn ăn. Tuy nhiên, các loại đũa thường được sử dụng lẫn lộn, tần suất sử dụng nhiều, rửa bằng nước lâu ngày khiến đũa bị ẩm, hơn nữa phương pháp bảo quản không phù hợp có thể biến đũa trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn.

dua an
(Ảnh: Kathayut kongmanee/ Shutterstock)

Dưới đây là một số kinh nghiệm lựa chọn và vệ sinh đũa hữu ích dành cho bạn:

1. Lựa chọn đũa

Lựa chọn đũa hợp kim chịu nhiệt, vệ sinh, chống xước, giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn. Trên đũa có những họa tiết tinh tế, vừa có thể trang trí cho cuộc sống trở nên nghệ thuật và thiết thực hơn. Đũa hợp kim là một lựa chọn tốt vì đặc điểm dễ làm sạch và không dễ bám bụi bẩn.

Đũa gỗ, đũa tre tự nhiên cũng là một lựa chọn hay vì đặc điểm tiện dụng của loại đũa này. Bạn nên chọn những đôi đũa gỗ cầm lên thấy chắc tay, không bị cong vênh, không có mùi khó chịu, ít hoa văn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các loại đũa có mùi hôi, nồng thì tuyệt đối không nên mua vì có thể đó là từ hóa chất độc hại để bảo quản đũa không bị mốc.

Bạn cũng không nên chọn đũa cầm lên thấy nhẹ tay, không cứng cáp, sần sùi, dễ uốn cong, bởi vì có thể loại đũa này đã được làm từ vật liệu kém chất lượng, chất liệu bỏ phế, gỗ, tre non…

Nên tránh những đôi đũa có màu sắc quá sặc sỡ, có thể chúng đã được sơn, phủ bằng các loại sơn, hóa chất độc hại. 

dua an
Nên tránh dùng đũa nhựa vì chất độc từ đũa nhựa dễ nhiễm vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe. (Ảnh: Pakorn Jarujittipun/ Shutterstock)

2. Rửa sạch đũa mới trước khi sử dụng 

Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa rất dễ bị nhiễm bụi, vi khuẩn hoặc một số chất hóa học được tẩm trong đũa gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy, khi mua đũa mới về, bạn nên rửa sạch bằng nước rửa chén sau đó luộc trong nước nóng. Luộc xong, bạn nên đem đũa ra phơi nắng để làm khô hoàn toàn rồi mới đem vào sử dụng. 

3. Để đầu đũa hướng lên trên sau khi rửa

Đũa rửa xong nên lưu ý để đầu đũa hướng lên trên. Đầu đũa sẽ được thông thoáng, nhanh khô và sạch sẽ.

Ngược lại, bởi vì đáy giá đũa không được thông thoáng, dễ bị ẩm, thậm chí có thể bị bẩn, đặt đầu đũa hướng xuống dưới đáy thì rất mất vệ sinh. 

dua an
Đáy khay đựng đũa có thể bị bẩn, dính nước, để đầu đũa chúc xuống rất mất vệ sinh. (Ảnh: Focal point/ Shutterstock)

4. Đũa nên được khử trùng thường xuyên 

Tốt nhất là mỗi tuần bạn nên khử trùng một lần. Vì đũa thường xuyên chạm vào răng nên loại đũa gỗ lâu ngày sẽ tạo thành các rãnh, vi khuẩn có thể sẽ ký sinh ở các rãnh này, do đó, bạn nhớ thay đũa kịp thời, nếu đũa bị mốc thì không nên sử dụng lại.

Bạn có thể sử dụng một số cách đơn giản với dung dịch tẩy rửa tự chế rẻ tiền và an toàn như sau nhé:

  • Giấm: Dùng khăn sạch nhúng vào giấm và chà lên đũa, sau đó, bạn đem toàn bộ số đũa đó rửa lại bằng nước sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời để sát khuẩn thêm một lần nữa.
  • Chanh: Dùng dung dịch nước cốt chanh pha với nước ấm ngâm đũa cho đến khi nước nguội hẳn. Tiếp theo, rửa lại đũa và phơi nắng đến khi khô ráo.
  • Muối: Đun đũa trong nước pha muối khoảng 5 – 10 phút, sau đó lấy ra phơi nắng
dua an
Đũa sau khi được rửa sạch nên phơi dưới ánh nắng mặt trời để sát khuẩn thêm một lần nữa. (Ảnh: PJjaruwan/ Shutterstock)

6. Lựa chọn khay đựng đũa

Muốn bảo quản đũa tốt thì mấu chốt là bạn cần có một chiếc khay đựng đũa phù hợp. Phía dưới của chiếc khay đựng đũa nên được trang bị các lỗ thông gió, giúp đũa không dễ bị mốc, vi khuẩn không dễ sinh sôi. 

Những kiến ​​thức chia sẻ có thể giúp ích cho mọi người, bạn hãy nhớ thay đũa thường xuyên và chú ý những chi tiết nhỏ này nhé.

Mộc Lan (t/h)