Người Đài Loan rất thích uống trà lắc, nhưng do các loại ly giấy, hộp giấy cứng… có một lớp phủ nhựa không thể phân giải được, gây nguy hại cho môi trường, vậy nên các sinh viên của trường Đại học Trung Chính ở quốc gia này đã nghiên cứu cho ra một loại chất liệu thay thế tương tự như gỗ, có thể phân giải được và đã vinh dự giành huy chương vàng khi tham dự Cuộc thi iGEM (International Genetically Engineered Machine Competition) ở Mỹ.

1811140635282378 600x400 image
(Ảnh: Đại học Trung Chính)

Theo thông cáo báo chí được trường Đại học Trung Chính công bố vào ngày 14/11, số lượng tiêu thụ ly giấy dùng vào trà lắc ở Đài Loan trong một năm đã tăng đến 1,07 tỷ cái. Thế nhưng bên trong các ly giấy hoặc hộp tiện lợi này có một lớp phủ nhựa không thể phân giải khiến chúng khó mà tái chế được, gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế, một nhóm 16 sinh viên không thuộc lĩnh vực này của trường Đại học Trung Chính đã dùng các kỹ thuật di truyền để nghiên cứu chất liệu mới “thuộc nhóm Lignin” có thể chống thấm, chịu nhiệt và phân giải được với hy vọng có thể thay thế lớp tráng nhựa thông thường.

Thành viên Cố Hạ Quân của nhóm bày tỏ rằng đa số mọi người cho rằng ly giấy hoặc hộp tiện lợi có thể tái chế 100%, nhưng trên thực tế thì bên trong ly giấy còn có một lớp sáp mỏng hoặc nhựa chống thấm, tuy có thể chống thấm, chịu nhiệt cao, nhưng lại không thể bị phân giải một cách tự nhiên được, vì vậy khi tái chế ly giấy còn phải tách riêng lớp phủ nhựa.

Thành viên Đổng Nguyên Kỳ thì cho hay, quy trình tách ly giấy và lớp phủ nhựa khá phức tạp, giá thành cao, hiện nay ở Đài Loan chỉ có một công ty có kỹ thuật này, thậm chí có những nơi tái chế còn từ chối nhận làm, dẫn đến việc người ta hiểu lầm rằng không cần tái chế ly giấy hoặc hộp giấy, khiến cho tỷ lệ tái chế giảm và gây ra vấn đề về môi trường.

giấy thân thiện với môi trường
Bên trong ly giấy còn có một lớp nhựa chống thấm gây ảnh hưởng tới môi trường. (Ảnh: Shutterstock)

Để làm ra được chất liệu chống thấm, chịu nhiệt, lại có 100% khả năng tái chế, thành viên Tiêu Kiều nghĩ rằng chất liệu thuộc nhóm Lignin thuộc họ thực vật có thể bị trực khuẩn phân giải nên sẽ là chất liệu thiên nhiên khá tốt.

Bên trong ly, hộp giấy có một lớp nhựa không thể phân giải được, nhóm sinh viên của trường Đại học Trung Chính Đài Loan đã nghiên cứu ra một chất liệu thay thế phân giải được và đã vinh dự giành được HCV tại “Cuộc thi thiết kế máy móc kỹ thuật di truyền quốc tế 2018” ở Mỹ.

giấy thân thiện với môi trường
Bên trong ly, hộp giấy có một lớp nhựa không thể phân giải được, nhóm sinh viên của trường Đại học Trung Chính Đài Loan đã nghiên cứu ra một chất liệu thay thế phân giải được và vinh dự giành được HCV tại “Cuộc thi thiết kế máy móc kỹ thuật di truyền quốc tế 2018” ở Mỹ. (Ảnh: Đại học Trung Chính)

Bằng việc đọc rất nhiều các bài luận nước ngoài có liên quan đến Lignin, ban đầu các thành viên trong nhóm sử dụng enzym Peroxidase và gen Laccase có trong loài cây Picea asperata châu Âu và thông Pinus taeda, sau đó kết hợp cùng nấm men Pichia pastoris để sinh ra enzym rồi cho phản ứng với đơn thể “Coniferyl alcohol” hình thành nên Lignin để tạo ra chất liệu thuộc nhóm Lignin.

Tiêu Kiều chia sẻ, chất liệu thuộc nhóm Lignin mà nhóm nghiên cứu được có thể hoàn toàn bị phân giải bởi trực khuẩn cỏ khô (bacillus subtilis), trong tương lai có thể ứng dụng để làm thành lớp chống thấm bên trong dụng cụ chứa bằng giấy, còn khí nhà kính mêtan sinh ra khi chất liệu thuộc nhóm lignin bị trực khuẩn phân giải cũng được hy vọng có thể sử dụng làm nhiên liệu hoặc phát điện.

Trường Đại học Trung Chính bày tỏ rằng đây là cuộc thi tổng hợp cấp quốc tế được Viện công nghệ bang Massachusetts của Mỹ tổ chức, các sinh viên tham dự phải sử dụng kiến thức sinh học tổng hợp để giải quyết các vấn đề thường gặp trong đời sống. Nhóm sinh viên của trường Đại học Trung Chính đã vượt qua 340 nhóm trên toàn thế giới để giành được huy chương vàng và được chọn là sản phẩm thiết kế tốt nhất, có tính ứng dụng nhất, trong tương lai sẽ được đăng ký bằng sáng chế, mở ra con đường mới cho chất liệu giấy thân thiện với môi trường.

Thanh Long

Xem thêm: