Trong thời đại ngày nay, khi nói một ai đó thật bình thường, sẽ khiến người ta có cảm giác hơi thấp kém. Dường như phải có chút gì khác người, chút gì mới mẻ thì mới được công nhận. Việc qua lại với những người bình thường có thể khiến người ta bất giác lo sợ thân phận mình sẽ bị mai một.

Trong một dịp ra Hà Nội và gặp lại anh bạn làm điêu khắc, tôi hỏi anh câu hỏi ‘rất bình thường’: “Anh dạo này thế nào?”. Anh đáp lại tôi một câu ‘không được bình thường lắm’: “Anh bây giờ cố gắng sống sao cho bình thường!”. Thoạt nghe qua, tôi thấy có gì là lạ, rồi lại nghĩ, có lẽ trong giới mỹ thuật các anh, tìm một người ‘bình thường’ bây giờ không phải dễ.

Tuy nhiên, khi nhìn rộng hơn ra toàn xã hội thì thấy cũng không ít trường hợp ‘không bình thường’ như vậy. Ví dụ điển hình nhất chính là những trào lưu của các bạn trẻ thường lan truyền siêu xuất thời không, không phân biệt thế hệ, quốc gia. Thanh thiếu niên thường dễ bị cuốn hút và chìm đắm trong những thứ văn hóa đi ngược lại với trật tự thông thường. Ví như vào những năm 1960, văn hóa Hippy khởi đầu từ tầng lớp thanh thiếu niên tại San Francisco sau đó đã lan rộng ra toàn nước Mỹ.

người tầm thường
(Ảnh: Edwin Ariel Valladares/ Pexels)

Từ góc độ tâm lý học mà xét, đó giống như là một thiết bị bảo hộ, dùng để bảo vệ bản chất chưa trưởng thành của bản thân, cũng là một kiểu hành động trong thời kỳ quá độ trong hành trình đi tìm cái tôi chân chính.

Chối bỏ sự bình thường, xét về một phương diện khác, có thể là vì quá truy cầu thành công. Những người theo đuổi mục tiêu “không sống một cuộc đời bình thường” tin rằng cần phải tìm cách mưu sinh quyết liệt, leo thật cao và nhận được sự hưởng ứng của mọi người, như vậy mới được coi là một cuộc sống có ý nghĩa. Đối với họ mà nói, sống một đời “bình thường” cũng đồng nghĩa là một kẻ tầm thường.

“Tôi sinh ra không phải để làm một người bình thường” – Một cô gái 30 tuổi đã nói với tôi như vậy. Mỗi khi không thể thực hiện nguyện vọng này, cô lại bắt đầu oán trách cha mẹ. Dẫu mong muốn thành công, nhưng cô tin rằng vì suốt một thời gian dài không được cha mẹ ủng hộ, nên lần nào cô cũng bị đối thủ cạnh tranh vượt mặt. Cô luôn ôm giữ một tâm thái rằng chỉ cần có cơ hội cô sẽ bù đắp lại mọi oán hận xưa kia, sống một đời rực rỡ, khiến người người phải ngưỡng vọng.

stress con dau
(Ảnh: Shutterstock)

Cô thường than thở rằng nếu bỏ lỡ cơ hội duy nhất ấy cô sẽ trở thành một người bình thường và sống một cuộc đời tầm thường. Khi tôi gợi ý cô thử ngẫm lại xem trong những thứ cô đang có nhưng lại xem thường ấy, có thứ gì cô cảm thấy mình không thể để mất hay không.

Bởi lẽ khi suy xét lại những điều quá đỗi bình thường như một lẽ tự nhiên, không đáng được để mắt đến ấy, chúng ta phát hiện ra rằng: “Hóa ra mình còn có những điều này.” 

Sau này khi trưởng thành thêm chút nữa, có lẽ cô ấy sẽ minh bạch rằng, những trang nhật ký được ghi lại lúc này chính là thành quả của sinh mệnh. Thậm chí chúng còn rực rỡ lấp lánh hơn cả những thành công chớp nhoáng nơi thế tục.

Những điều quan trọng khi 20 tuổi, có lẽ tới tuổi 30 chúng đều trở nên mờ nhạt. Có những việc chúng ta đánh đổi bằng cả sinh mệnh của mình khi 30 tuổi, tới năm 40 tuổi chúng lại trở thành thứ vô dụng, hoặc không còn quan trọng nữa.

Khi ở độ tuổi 20, 30 chúng ta luôn bàn luận về một cuộc đời phi thường, nhưng khi thời gian qua đi, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những cảm xúc chân thực trong cuộc đời của một người bình thường. Những cảm xúc ấy bị vùi lấp rất sâu, nhưng chúng đều có một động lực bất diệt và đáng trân trọng. Vậy nên rất nhiều cuốn sách ra đời khuyên con người nên bồi dưỡng khả năng tầm nhìn và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

shutterstock 687685459 image
(Ảnh: Shutterstock)

Vậy một cuộc đời bình thường rốt cuộc là như thế nào? Không chỉ ở độ tuổi 40, dẫu sau khi đã 70 tuổi, thì giá trị của sự bình thường vẫn lấp lánh ánh hào quang. Ví như cảnh đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo trong công viên, chắc hẳn đã từng là cảnh tượng mơ ước của rất nhiều người trong tương lai. Khung cảnh ấy được vun đắp từ những năm tháng bình thường khi một đôi vợ chồng ở bên nhau từ tuổi thanh xuân tới khi bạc đầu mới có thể hoàn thành.

8 cái "thiếu" trong đời sống của các cặp vợ chồng sau 50 tuổi
(Ảnh: ShutterStock)

Bình thường là điều duy nhất không những không mất giá bởi tuổi hoa niên, mà còn trở thành thứ vô giá.

Lê Minh

Xem thêm: