Quán ăn Trung Hoa là một ngành kinh doanh chủ yếu của người Hoa ở Mỹ, rất nhiều người mới di cư đến Mỹ sẽ mở quán ăn. Nhưng thời gian đầu mới đến mà mở quán ăn đều sẽ gặp không ít phiền phức. Nguyên nhân là vì sao? Chủ yếu là do không quen với luật pháp ở Mỹ.

quan an trung hoa
(Ảnh: Pixabay)

Những việc mà người Hoa ở Trung Quốc vốn đã quen thuộc nhưng lại có thể sẽ gặp phải những chế tài theo luật pháp ở Mỹ. Tờ This Is America có đăng bài viết “Lời kể của ông chủ quán ăn Trung Hoa: Sự bất ngờ từ việc mở quán ăn ở Mỹ, quá phục người Mỹ!” đã thu hút rất nhiều bạn đọc.

1. Việc kiểm tra an toàn vệ sinh rắc rối đến mức nào?

Theo những gì mà chủ quán này kể, nếu mở quán ăn ở đại lục thì chỉ cần đăng ký số rồi đến Sở Công thương nộp hồ sơ mở doanh nghiệp là được. Nhưng ở Mỹ, nếu muốn mở quán ăn, ngoài những hồ sơ này, bạn còn phải thuê luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư chuẩn bị giấy tờ, sau đó nộp hồ sơ lên cấp chính phủ. Ủy ban kế hoạch của chính phủ sẽ họp mỗi tháng một lần để tập trung thảo luận phê duyệt. Sau quy trình phức tạp, Sở Vệ sinh sẽ cử người đến kiểm tra tình trạng vệ sinh, thật sự có thể nói là việc gì cũng “đến nơi đến chốn”.

Ví dụ như việc rửa tay, đeo găng tay:

Phải rửa tay trước khi đeo bao tay, tương tự, khi thay bao tay cũng phải rửa tay.

Nhất định phải đeo găng tay trước khi tiếp xúc với những loại thực phẩm đưa trực tiếp vào miệng như rau, trái cây, sandwich, bánh mì…

Khi nhân viên cần làm việc khác, phải bỏ găng tay đang đeo và đeo găng tay mới sau khi rửa tay.

Nếu nhân viên bị ho, vuốt tóc, sờ mặt trong lúc làm việc thì phải rửa tay lại, sau đó thay găng tay mới.

Phải thay găng tay mới sau 4 giờ đồng hồ sử dụng liên tục.

Kết quả hình ảnh cho curso de manipulação de alimentos
(Ảnh: es.fotolia.com)

Quy định đối với buffet:

Cách mỗi hai giờ đồng hồ phải kiểm tra độ ấm của thức ăn một lần và ghi chép lại.

Ở nơi để thực phẩm đông lạnh, không được dùng đèn chiếu sáng để tránh làm tăng nhiệt độ của thực phẩm.

Phải dùng nắp bảo vệ bằng nhựa ở nơi có đèn chiếu vào thức ăn để tránh thủy tinh vỡ rơi xuống.

Mỗi loại thực phẩm trên quầy buffet đều cần phải có muỗng dài để tránh khách dùng tay tiếp xúc thức ăn.

Đặt một tấm bảng bằng nhựa ở giữa thức ăn và phần mặt của khách để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Đảm bảo mỗi lần khách đến quầy buffet lấy thức ăn đều dùng đĩa sạch.

Kết quả hình ảnh cho atana hotel dubai breakfast
(Ảnh: kozzi.com)

Không được dùng đi dùng lại đồ đông lạnh và rau củ quả trang trí.

Những chi tiết này đều do pháp luật quy định và buộc phải tuân thủ. Sở Vệ sinh sẽ đến kiểm tra nửa năm một lần, có khi là một năm một lần tùy theo thành phố. Ví dụ như nếu khách dùng bữa ở đây về bị đau bụng thì họ sẽ đến Sở Vệ sinh kiện, nói rằng thực phẩm của bạn không vệ sinh. Sở Vệ sinh sẽ lập tức cử người đến kiểm tra, lúc này bạn buộc phải cho khách hàng một câu trả lời thỏa đáng.

2. Pháp luật của Mỹ nghiêm ngặt đến mức nào?

Nếu bạn đi ăn bên ngoài, người phục phụ hỏi bạn dùng phần lớn hay nhỏ. Thường thì sẽ có người có thuận miệng hỏi: Phần lớn là lớn đến mức nào? Còn phần nhỏ? Nếu bạn ăn ở quán ăn Trung Hoa, nhân viên có thể sẽ miêu tả bằng tay cho bạn xem: “Lớn cỡ này”. Nhưng nếu bạn ăn ở nhà hàng nước ngoài (đặc biệt là Đức), họ sẽ lịch sự nói: “Xin lỗi, vui lòng đợi một lát”, sau đó quay người đi vào bếp cầm hai phần cho bạn xem thử.

Mỗi lần Sở Vệ sinh Mỹ đến kiểm tra, họ sẽ cầm nhiệt kế đi khắp nơi, ví dụ như độ nóng của cơm và canh trong nồi không được quá 57,2 độ C, nhiệt độ trong tủ lạnh không được quá 5 độ C, bên dưới bồn rửa cách bao nhiêu lâu phải làm sạch một lần. Họ còn quy định cá sống làm sushi ngoài cá ngừ, các loại cá khác đều phải đông lạnh rồi mới ăn được. Nhưng cá trắng mà đông lạnh thì không ăn được.

Sở Cứu hỏa mỗi năm sẽ đến một lần để kiểm tra hệ thống cứu hỏa có vấn đề gì hay không, thiết bị nhà bếp có thường xuyên thay mới không, đường giao thông cho xe cứu hỏa đến có thông hay không, đèn khẩn cấp có sáng hay không…. Cực kỳ chi tiết!

3. Nhân viên công vụ của Mỹ có thật sự liêm khiết?

Ông chủ quán ăn Trung Hoa kể rằng:

Khi tôi mới mở quán ăn ở Mỹ, tôi đã nói chuyện rất nhiều với nhân viên kiểm tra của Sở Vệ sinh.

Khi mới đăng ký, tôi cần họ cử người đến kiểm tra. Lần thứ nhất, nhân viên đến nơi, đưa cho tôi một tấm danh thiếp. Một người da trắng khoảng 40 tuổi, tóc đen, có thể là người gốc Ý, không cao lắm, giọng nói lịch sự, luôn tỏ ra ôn hòa mà cũng xa cách, bạn có thể nói chuyện ngang hàng với ông ấy, nhưng đừng nghĩ đến việc “làm quen lôi kéo”, mọi thứ đều làm theo quy định.

Ông ấy đi vài vòng quanh bếp, sau đó hỏi tôi: “Vì sao không có máy rửa chén?”. Tôi bối rối giải thích một hồi, nhưng ông ấy cũng không hài lòng. Sau đó ông ấy lại nói: “Ông có thể rửa chén trong bồn, rửa ly ở quầy rượu. Bồn rửa bắt buộc phải có hai ngăn, một ngăn để nước rửa chén, một bên để nước nóng”. Tôi gật đầu liên tục.

Sau đó, ông ấy lại hỏi tôi có biết mua bồn rửa bằng thép không gỉ ở đâu không? Tôi nói: “Tôi không biết”. Ông ấy mở tài liệu ra, lấy vài bức ảnh và cho tôi biết loại nào hợp quy định, lại vừa không quá chiếm diện tích… Khi đó tôi vừa nghe vừa thật sự rất cảm động.

Lần thứ hai, khi lắp xong bồn rửa, tôi gọi đến Sở Vệ sinh, ông ấy lại đến. Khi vừa vào bếp, ông ấy đã cầm một cái ly lên, mở vòi nước rót vào ly rồi lấy từ trong cặp ra một chiếc túi giấy có để sandwich bên trong và ăn. Ông ấy vừa ăn vừa xin lỗi, “Hôm nay tôi bận quá, chạy khắp ba nơi, sợ làm lỡ thời gian của các ông, nên tiện đường đến….”

Tôi nghe xong thì nghĩ, cơ hội cảm ơn đến rồi! Tôi liền mở tủ lạnh lấy một quả trứng gà, xá xíu và hành rồi nói: “Bây giờ tôi sẽ nấu bữa trưa cho ông, chắc chắn ngon hơn sandwich”. Ông ấy phẩy tay và nói: “Không được, xin cảm ơn”. Lời thì không nặng, nhưng không hề có ý muốn thương lượng, tôi cũng đành thôi.

Đến khi ông ấy kiểm tra xong bồn rửa và ống nước, cho biết là phù hợp với tiêu chuẩn và ký tên vào biên bản kiểm tra. Khi đi ông ấy còn nói: “Có vấn đề gì cứ đến tìm tôi.”

Sau khi khai trương, ông ấy lại đến một lần nữa, lần này còn mang theo nước rửa chén, ông ấy cho biết: “Nhãn hiệu này phù hợp với quy định vệ sinh, ông dùng thử xem sao”. Tôi cảm động muốn khóc, sao lại có người tốt như vậy chứ! Là một quan chức chính phủ, chẳng những không thu lợi riêng mà còn luôn giúp đỡ miễn phí, một người như thế này sao có thể khiến người ta không kính trọng được chứ?

Đến đây, có thể bạn sẽ nói: Ông miêu tả quan chức của Mỹ quá lý tưởng hóa rồi, tôi không tin không có người “phạm lỗi gì đó”. Rốt cuộc là có hay không?

Chắc chắn là có. Nhưng đa phần các quan chức của Mỹ mà tôi từng tiếp xúc, cốt cách của họ rất kiên định, thái độ cũng rất tốt, đôi khi cũng có lúc không tốt hoặc “phạm lỗi gì đó”, nhưng cực kỳ ít, chỉ là số ít. Hơn nữa tuyệt đối sẽ không quá đáng.

Ví dụ như có một lần nọ, một người khác đến kiểm tra, người này nhất quyết là ống thải khí bắt qua bên cạnh máy hút khói là không phù hợp với quy định, phải dỡ xuống. Tôi nói với ông ấy: “Người của các ông đã kiểm tra rồi và nói là không có vấn đề gì, hơn nữa còn ký tên vào biên bản kiểm tra.” Ông ta nói: “Vô dụng thôi, cứ làm theo quy định đi”. Lần thứ hai, lần thứ ba, ông ấy vẫn cứ tìm cớ.

Kết quả là tôi nghĩ hay là nên đổi kế hoạch? Lần sau, khi người đó bước vào tôi tỏ ra hòa nhã nói: “Ông đến thật đúng lúc quá, bạn của tôi đi du lịch nông trại rượu ở Napa Valley có mua một thùng rượu vang, anh ấy tiện đường đến xem trang trí đến đâu rồi, trước khi đi có để lại hai chai, ông thấy đấy tôi bị dị ứng với cồn, hay là ông nhận lấy nhé”. Ông ấy cười rồi gật đầu nói: “Được, tôi nhận”. Sau đó ký tên thông qua.

Đây chính là pháp luật của xã hội Mỹ, họ cực kỳ chú trọng các chi tiết, việc chấp hành pháp luật cũng vô cùng nghiêm túc, tuy những nhân viên kiểm tra này khiến người ta rất đau đầu, cũng có một vài người “phạm lỗi lặt vặt”, nhưng tương đối mà nói thì nước Mỹ là thế này: Mọi thứ làm theo luật, thiếu nhân tình thế thái, nhưng lại công bằng chính nghĩa.

Ngọc Trúc

Xem thêm: