Bạn không cần phải tới spa đắt tiền để thư giãn vào mỗi cuối tuần. Hãy thiết kế một không gian vừa phải, chuẩn bị một chiếc bồn đủ để ngâm mình, xà phòng, muối khoáng, tinh dầu, vậy là bạn đã có một buổi spa thoải mái ngay tại nhà. 

1 9
(Ảnh: Shutterstock)

Theo nghiên cứu của Johannes Naumann tại đại học Freiburg ở Đức, các triệu chứng trầm cảm có dấu hiệu giảm nhẹ ở những người ngâm mình vào buổi chiều thay vì tập thể dục. Nghiên cứu này rất nhỏ, chỉ có 45 người tham gia, một nửa trong số họ đang dùng thuốc trị trầm cảm. Họ được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm đầu tiên được chỉ định tập thể dục hai lần một tuần,  nhóm thứ hai được hướng dẫn tắm bồn. Những người tắm bồn sẽ được đưa tới một spa địa phương (đây là những khu sinh hoạt cộng đồng có chi phí thấp ở Đức) để ngâm mình trong 30 phút ở nhiệt độ 104 độ F (40 độ C). Sau khi ngâm, họ được bọc trong chăn thêm 20 phút nữa. Sau vài tuần đầu tiên, một số người tiếp tục đi spa, những người còn lại tự trải nghiệm tắm tại nhà.

Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng những người bị trầm cảm thường có nhịp sinh học (chu kỳ thức – ngủ) “phẳng” hơn. Bạn có thể xác định các chu kỳ này bằng cách nhìn vào nhiệt độ cơ thể. Thông thường, nhiệt độ cơ thể tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm. Làm mát cơ thể vào ban đêm giúp bạn giải phóng melatonin để ngủ ngon hơn. Với những người bị trầm cảm, nhịp điệu tự nhiên này có thể bị trì trệ hoặc không biểu hiện rõ rệt. Những người được chỉ định tắm bồn báo cáo rằng các triệu chứng trầm cảm của họ giảm 6 điểm, còn những người tập thể dục chỉ hạ xuống 3 điểm trên thang điểm được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần để xác định mức độ trầm cảm.

Trước đây, chúng ta thường nghĩ nước nóng không tốt cho sức khỏe tim nhưng các nghiên cứu mới đã lật lại vấn đề. Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã theo thói quen tắm của 30.076 đàn ông và phụ nữ từ năm 1990 đến năm 2009. Họ được chia thành ba nhóm: những người tắm hai (hoặc ít hơn) một tuần, ba đến bốn lần một tuần, tắm hàng ngày. Họ phát hiện ra rằng nhiệt độ của nước không tạo ra sự khác biệt và những người tắm thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn. Theo tờ New York Times, những người tắm từ ba đến bốn lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 25% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 13%. Những người tắm hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 35% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 23%. Các nhà nghiên cứu cho rằng tắm nước ấm làm giảm huyết áp và cải thiện chức năng mạch máu. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Heart.

Tắm nước ấm mỗi ngày giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, làm giãn các dây thần kinh và máu được lưu thông dễ dàng hơn. Chúng ta thở sâu hơn và chậm hơn khi ở dưới nước nên sẽ làm máu vận chuyển thêm nhiều oxy hơn. Những ai hay mắc chứng đau đầu sẽ được lưu thông máu lên não cực tốt giảm các triệu chứng đau đầu và mang lại cảm giác dễ chịu, khoan khoái. Tắm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể mở mao mạch và nhanh chóng thoát khỏi nhiệt dư thừa một cách nhanh chóng. Nếu tự ngâm mình ở nhà, bạn hãy lưu ý để nước ở nhiệt độ khoảng 38 độ C, sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm và có tác dụng an thần. Ngâm mình trong nước tắm nóng là cách tuyệt vời để đào thải chất độc khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi. Nhưng cơ thể cần được thích nghi từ từ với nước, nên bạn hãy thực hiện theo thứ tự mắt cá chân, đầu gối, eo, cánh tay, vai, ngực. Trong khi tắm, bạn nên thêm các loại tinh dầu thảo mộc để giảm căng thẳng thần kinh. Tinh dầu có mùi cam, chanh, bưởi có tác dụng kích thích, tạo sự phấn chấn khi bước vào ngày làm việc. Muốn phục hồi sức khỏe sau ngày dài căng thẳng thì tắm với tinh dầu hoa oải hương, hương thảo hoặc tinh dầu bạc hà. Tắm thơm để xoa dịu những khớp xương bị đau, cứng thì dùng tinh dầu khuynh diệp và hương thảo. Muốn làm giảm các triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt thì nên tắm nước ấm với tinh dầu hoa oải hương.

Minh Minh

Xem thêm:

MỜI NGHE RADIO: Hôn nhân truyền thống và hàm nghĩa sâu xa của ân ái vợ chồng

Hôn nhân truyền thống: Hàm nghĩa sâu xa của ân ái vợ chồng

HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG: HÀM NGHĨA SÂU XA CỦA ÂN ÁI VỢ CHỒNG—Kênh Podcast của Trí thức VN đã có trên nền tảng Apple Podcast, Spotify và nhiều nền tảng Podcast phổ biến khác.