Gần đây, khi đến thăm một triển lãm thư pháp, tôi đã bị thu hút bởi những chữ thư pháp rắn rỏi, thanh tú, đẹp đẽ này: “Ngẩng đầu lên núi cao để giải tỏa những suy nghĩ chất chứa trong lòng, hướng về biển cả để thấu hiểu được lòng bao dung”. Sau khi suy nghĩ về hàm nghĩa của những lời này, trong lòng cảm thấy chấn động. 

lòng bao dung
Biển dung chứa bất kỳ đợt sóng nào, không kể đến việc phải hứng chịu sự xói mòn bởi chúng, vì vậy biển rộng lớn không gì sánh được. Ả(nh: Somavarapu madhavi/ Shutterstock)

Trước đây tuy rất ngưỡng mộ những bậc chính nhân quân tử có tấm lòng rộng lớn, nhưng từ trong nội tâm tôi lại chưa bao giờ thực sự mở rộng tấm lòng của bản thân. Tôi luôn để trong lòng những thiếu sót và sơ suất của người khác, lại cũng thường phàn nàn bất mãn về những người hoặc những điều mà tôi không vừa ý. Thật ra, tự bản thân tôi cảm thấy khổ sở vì điều này.

Bởi vậy, tôi nghĩ đến sự bao la của biển cả và cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Đời người quan trọng chính là ở tu đức, mà lòng khoan dung lại là mỹ đức lớn nhất của cuộc đời. Biển cả có thể dung nạp trăm sông, vậy tại sao làm người lại không lại không thể dung chứa được những điều nhỏ bé? 

Khi trong nội tâm có nguyện ý mong muốn tha thứ và bao dung cho người khác thì trong lòng sẽ luôn có một dòng năng lượng ấm áp, tâm thái sẽ trở nên bình tĩnh và tường hoà, nỗi tức giận trong lòng cũng tự nhiên được xoa dịu đi. Khi những ân oán và giận dữ trong quá khứ được hoá giải bằng một trái tim giản đơn không toan tính, cuộc sống sẽ bỗng nhiên trở nên thư thái và hạnh phúc.

Bao dung người khác không phải là để mặc kệ không quan tâm đến đối phương, càng không phải là sự dung túng hay che đậy, mà là để tăng cường sự hiểu biết và mối liên kết với người khác, từ đó thấu hiểu họ bằng lòng tốt của bản thân mình. 

Khoan dung không có nghĩa là không phân biệt đúng sai, không có nguyên tắc. Khoan dung là để bản thân thoát khỏi tâm lý hư vinh, cảm thấy người thấp ta cao và từ bỏ sự ích kỷ tính toán chi li, lòng dạ hẹp hòi. 

Một người có lòng khoan rất lớn nhất định là người có phẩm chất đạo đức cao thượng, cũng là người có sức hấp dẫn đối với người khác. Nội tâm một người có thể dung chứa được bao nhiêu người thì người đó mới càng có thể nhận được sự kính trọng và yêu mến của bấy nhiêu người. 

Người xưa nói: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”. Ý nghĩa là: Biển có thể thu nạp trăm sông, biết dung nạp sẽ trở thành vĩ đại to lớn. Một người phải có khả năng bao dung những người bất đồng chính kiến thì nhân cách của anh ta mới có thể trở nên cao quý. 

Nếu một người có thể bao dung và khiêm tốn hơn trong đối nhân xử thế, thì sẽ có ít rào cản hơn trong các mối quan hệ xã hội. Bao dung, thông cảm, thấu hiểu, tha thứ và tôn trọng người khác đều là những khóa học bắt buộc trong con đường nhân sinh của mỗi người. 

Trong sách “Thượng Thư · Quân Trần” có nói: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tế, hữu dung, đức nãi đại”. Nền tảng của sự thành công là nhận thức về tính Nhẫn, thước đo về lòng khoan dung chính là nền tảng của thành tựu đạo đức, và nó là cũng là hình thức biểu hiện nền tảng của một con người có tu dưỡng. Để có một trái tim bao dung thì cần phải có một tấm lòng rộng mở. Chỉ với lòng khoan dung, trạng thái tâm hồn của một người mới có thể càng gần với vẻ đẹp và ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Khoan dung là một cảnh giới cao quý. Một nhà hiền triết từng nói rằng biển là giọt nước mắt của Đức Phật. Khi Thần Phật thấy tất cả chúng sinh trên thế gian tranh đấu chỉ vì danh lợi tình thù mà không khỏi rơi lệ bi thương, giọt nước mắt này rơi xuống thế gian biến thành biển cả. 

Đột nhiên tôi hiểu tại sao luôn có một sự xúc động không thể giải thích được khi tôi lắng nghe tiếng sóng biển, đó là các vị Thần Phật đang thức tỉnh con người học cách khoan dung! 

Núi cao dung chứa rất nhiều tảng đá, bất kể kích thước lớn nhỏ, vì vậy núi trở nên hùng vĩ, biển dung chứa bất kỳ đợt sóng, không kể đến việc phải hứng chịu sự xói mòn bởi chúng, vì vậy biển rộng lớn không gì sánh được. Với tấm lòng bao dung vạn sự vạn vật, người ta có thể đạt được cảnh giới giác ngộ, thấu hiểu chân lý của vạn vật.