Khi mọi người trên khắp thế giới ăn mừng đón năm 2022 thì người dân của quốc gia châu Phi Ethiopia có thể vẫn đang “thờ ơ”, bởi vì theo theo lịch của nước này, hiện tại đang là tháng 4/2014, không có gì đặc biệt để ăn mừng!

nhà thờ đá nguyên khối
Với cách tính năm sinh của Chúa Giê-su khác với các quốc gia phương Tây, lịch của Ethiopia chậm hơn lịch phương Tây 7 năm 8 tháng. Các tín đồ Cơ đốc giáo đang cử hành nghi lễ phía trên nhà thờ Thánh Goerge ở Ethiopia. (Ảnh: Joaquim Salles/Shutterstock)

Theo BBC, trong lịch của Ethiopia, đất nước này có 13 tháng mỗi năm, khiến nó chậm hơn lịch phương Tây 7 năm 8 tháng, do đó tháng 9 vừa rồi lại là Tết ở đất nước này.

Điều đó là do quốc gia Cơ đốc giáo cổ nhất trên thế giới này có cách tính năm sinh của Chúa Giê-su khác với các quốc gia phương Tây. Khi Nhà thờ Công giáo sửa đổi cách tính của mình vào khoảng năm 500 sau Công nguyên, Nhà thờ Chính thống Ethiopia đã không làm như vậy.

Do đó, ngày đầu năm mới (1/1) của Ethiopia rơi vào ngày 11/9 trong lịch phương Tây, nếu gặp năm nhuận thì sẽ là ngày 12/9 dương lịch.

Không giống như người dân ở các nước khác, người dân ở Ethiopia không phải nhớ có bao nhiêu ngày trong tháng. Lịch của quốc gia này rất đơn giản: Trong 12 tháng đầu tiên, mỗi tháng có 30 ngày, tháng thứ 13 có 5 hoặc 6 ngày, tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không.

Ethiopia cũng chia thành hai khung 12 giờ một ngày giống của chúng ta. Tuy nhiên, cách tính thời gian của người Ethiopia có điểm khác, đó là, chu kỳ của họ bắt đầu lúc 6 giờ, không giống như của chúng ta lúc 12 giờ.

Nói cách khác, giữa trưa và nửa đêm của họ đều lúc 6 giờ. Ngược lại, buổi trưa và nửa đêm của chúng ta đều ở vị trí 12 giờ.

Vì vậy, nếu ai đó có hẹn bạn đi uống cà phê tại Addis Ababa (thủ đô Ethiopia) vào lúc 10 giờ, đừng quá ngạc nhiên khi họ xuất hiện lúc 4 giờ chiều (16 giờ). 

Chưa từng chính thức trở thành thuộc địa

Ethiopia
Quốc kỳ của Ethiopia. (Ảnh: Pixabay)

Ngoài thời gian, Ethiopia còn có một điểm đặc biệt khác – đó là nước này là quốc gia duy nhất ở châu Phi chưa từng chính thức trở thành thuộc địa.

Mặc dù Ý từng cố gắng xâm lược Ethiopia nhưng đã bị đánh bại hoàn toàn trong trận Adwa vào ngày 1/3/1896. Sau đó, Ý đã buộc phải ký một hiệp định với Ethiopia để công nhận nền độc lập của nước này.

Mặc dù vậy, nhiều thập kỷ sau đó, thủ lĩnh phát xít Benito Mussolini đã vi phạm hiệp định và chiếm đóng quốc gia này trong 5 năm.

Mãi đến năm 1941, Ethiopia và các lực lượng đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai mới đánh bại đội quân xâm lược Ý, từ đó, đất nước này đã giành lại được độc lập.

Nhà thờ bằng đá nguyên khối 

Nhà thờ đá nguyên khối
Nhà thờ thánh George (Bete Giyorgis) có hình dấu thập là nhà thờ đá nguyên khối nổi tiếng nhất ở Lalibella (Ảnh: WitR/Shutterstock)

Đây cũng là một điểm rất đặc biệt ở quốc gia sùng đạo Thiên Chúa này. Thị trấn Lalibela thuộc tỉnh North Wollo, bang Amhara, nằm ở độ cao 2.500 mét so với mực nước biển, phía bắc của Ethiopia.

Chỉ có vỏn vẹn 1,5 vạn người, nhưng Lalibela là một trong những thành phố linh thiêng nhất của Ethiopia. Nó là cố đô của vương triều Zagwe và là một trung tâm hành hương của những người Kitô giáo tại Ethiopia.

Lý do khiến Lalibela trở thành địa điểm linh thiêng của Ethiopia là 11 nhà thờ được tạo từ đá nguyên khối nằm dưới lòng đất. Những công trình cự thạch này được chia thành 3 nhóm và được nối với nhau bởi các thông đạo được khoét trong lòng đá giống những mê cung.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: