Khi sự hoang mang về biến thể mới của virus viêm phổi Vũ Hán được phát hiện tại miền đông nam nước Anh quét ngang qua thế giới, ngày càng nhiều quốc gia thông báo cấm công dân Anh nhập cảnh vào nước mình.

dong vat hoang da
(Ảnh: Shutterstock)

Nhật Bản là một trong những quốc gia gần đây đã “tạm đóng cửa” với Anh. Trong khi Hàn Quốc và Philippines đã ban hành lệnh cấm bay với Vương quốc Anh, ít nhất lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ cho đến ngày 31/12. Singapore và Hồng Kông cũng đã ban hành lệnh cấm về dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong những ngày gần đây, cũng có những hạn chế về việc quá cảnh của du khách Anh.

Việc này đã nâng tổng số quốc gia cấm công dân Anh nhập cảnh lên 57 quốc gia, bao gồm hầu hết 27 quốc gia thành viên EU.

Bà Gloria Guevara, người đứng đầu Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), đã lên án một loạt các biện pháp hạn chế này. Bà nói: “Mặc dù việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng là điều tối quan trọng, nhưng lệnh cấm du lịch hoàn toàn sẽ không giải quyết được vấn đề. Trước kia việc này không hiệu quả, hiện giờ cũng sẽ không hữu dụng.”

Ngược lại, bà Guevara kêu gọi thành lập một “Hệ thống kiểm tra doanh thu toàn diện và nhanh chóng”, nhằm giảm sự lây lan của virus và hạn chế thiệt hại kinh tế mang tính hủy diệt.

“Thời kỳ trì trệ của con người” mang lại cuộc sống mới cho động vật hoang dã

Tuy nhiên, ông Mark Eveleigh, phóng viên du lịch của tờ “Daily Telegraph” của Anh, tin rằng “Thời kỳ trì trệ của nhân loại” không hoàn toàn là tin xấu. Khi các hoạt động của con người trên khắp thế giới bị hạn chế, các kiểm lâm của công viên động vật hoang dã đã báo cáo rằng, các quần thể động thực vật hoang dã lại phát triển mạnh mẽ hơn.

“Không thể nghi ngờ rằng, mặc dù đa số dân chúng đã bị cấm đi lại, nhưng các loài động vật lại đang được tận hưởng kỳ nghỉ của chúng.” Khi đứng trong quán bar hoang vắng của Vườn quốc gia Mana Pools ở Zimbabwe, nhìn vào mảnh đất trũng nơi linh dương và voi chen nhau đông đúc, hướng dẫn viên địa phương Bread Shambamaropa cho biết: “Điều này thật khủng khiếp đối với doanh nghiệp và doanh thu của công viên, nhưng áp lực đối với động vật đã giảm đi nhiều. Báo hoa mai đang tiến gần trại hơn bao giờ hết.”

Kể từ khi đến Zimbabwe, ông Eveleigh đã nghe nói nhiều về sự xuất hiện của “động vật hoang dã” trong khu đô thị vào thời kỳ đại dịch: voi được tìm thấy lang thang trong khu mua sắm Thác Victoria, ngựa vằn gặm cỏ ở rìa thị trấn Kariba, sư tử đang ngủ làm tắc đường trên cao tốc A1. Ông Eveleigh cũng chứng kiến ​​cách những con báo hoa mai ở Công viên Quốc gia Mana Pools đón nhận điều này: Một đêm nọ, cả ông và hướng dẫn viên Bread đều ở trên ban công của quán bar và nhìn thấy con báo lớn nhất mà ông từng thấy trong đời. Nó nhìn họ chằm chằm từ trong bóng tối với khoảng cách chỉ 6 thước Anh (khoảng 1.8m).

Trên những con phố vắng vẻ ở London, ngày càng xuất hiện nhiều cáo. Trong khi ở Tel Aviv-Yafo và Barcelona, ​​người dân cho biết họ đã nhìn thấy lợn rừng. Khi Công viên Quốc gia Ranthambore của Ấn Độ mở cửa trở lại, các nhà tự nhiên học vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện những con hổ nổi tiếng trong khu vực này thường qua lại trên các con đường chính.

Tại Hoa Kỳ, mặc dù công viên quốc gia là các khu vực cấm, nhưng gấu đen và sói đồng cỏ tự do lang thang trong Vườn quốc gia Yosemite. Tại khu vực Vịnh San Francisco, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến ​​những con chim sẻ đầu trắng thay đổi tiếng kêu của chúng để đáp lại việc tiếng ồn giao thông đã giảm thiểu.

Cá mập voi được tìm thấy gần bờ biển phía Nam đang phát triển của đảo Bali, Indonesia. Ngư dân địa phương cho biết, họ chưa bao giờ nhìn thấy nó tại khu vực này. Trước đó, các đội tàu xem cá heo thường phát triển mạnh ở bờ biển phía Bắc. Các nhà hải dương học hiện đang đo các điều kiện dưới nước ở đó, để khi tình hình trở lại “bình thường”, có thể đánh giá việc ảnh hưởng của ô nhiễm và tiếng ồn, đối với hành vi của những chú cá heo khổng lồ như thế nào.

Các nhà nghiên cứu tin chắc rằng, giai đoạn trì trệ của con người mang đến cơ hội chưa từng có, để hiểu tác động của chúng ta đối với động vật hoang dã.

Tiến sĩ Rodney Westerlaken thuộc Tổ chức Westerlaken trên đảo Bali cho biết: “Hiện giờ chúng ta phải tập trung nghiên cứu quy mô lớn, vì sự tĩnh lặng này của con người có thể sẽ không xuất hiện trở lại.”

Thành Dung, Vision Times tiếng Trung

 Xem thêm: