Từ cuối tháng Hai, chính quyền Trung Quốc thông báo dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) bắt đầu có chuyển biến tốt, số trường hợp xác nhận lây nhiễm và tử vong giảm. Mặc dù ngoại giới vẫn luôn nghi ngờ tính chân thực của số liệu được Trung Quốc công bố, nhưng nhiều nơi ở Trung Quốc, xác thực đã có không ít người đã bắt đầu làm việc trở lại, lưu lượng xe ở thành phố cũng dần đông lên. Rất nhiều người đã trở nên coi nhẹ việc phòng ngừa virus corona mới. Gần đây, Đài truyền hình TBS tại Nhật đã làm một thử nghiệm, nếu bạn buông lơi cảnh giác, không chú ý phòng hộ thì trong 2 giờ có thể lây nhiễm cho cả nhà. 

Tham gia thực nghiệm là 7 người nhà Kosaka, lần lượt là vợ chồng Kosaka, hai con gái, hai con trai và bà nội. Những người khác không sơn huỳnh quang lên người. Kết quả phát hiện, trong 2 giờ ở trong nhà, ông Kosaka chỉ tương tác gần gũi với 2 con trai, và không tiếp xúc trực tiếp với những người khác trong nhà. Tuy nhiên, cuối cùng hầu như cả nhà đều bị lây nhiễm, trừ bà nội.

h1
Khi bắt đầu thực nghiệm, tay của ông Kosaka được xịt lên loại sơn huỳnh quang đặc biệt, dùng để mô phỏng bị virus lây nhiễm.
h2
Loại sơn này mắt người không nhìn thấy, một khi vào trong môi trường tối, chỗ có dính sơn sẽ phát ra ánh sáng trắng.

Sau đó, nhóm thực hiện chương trình bắt đầu kiểm nghiệm kết quả và phát hiện, tay, mặt của hai người con sinh đôi tiếp xúc trực tiếp với ông Kosaka đều bị dính sơn huỳnh quang. Điều này cho thấy, nếu ông Kosaka thực sự có dính virus trên người, hai con trai của ông sẽ bị lây nhiễm virus.

h3
Ông Kosaka tiếp xúc trực tiếp với 2 người con trai nên chúng bị lây nhiễm “virus”

Điều khiến người ta bất ngờ là những người như vợ ông và 2 cô con gái không tiếp xúc trực tiếp với ông Kosaka cũng bị “lây nhiễm”, trên mặt cả 3 người đều có dính sơn huỳnh quang. Họ không trực tiếp tiếp xúc với ông Kosaka nhưng làm sao lại bị dính sơn huỳnh quang? Chương trình đã ghi lại quá trình bị “lây nhiễm”:

Đầu tiên là cô con gái lớn: Thì ra khi ông Kosaka ra ngoài, tay ông đã chạm vào nắm cửa và cô chị cũng đã chạm vào tay nắm cửa, như thế virus sẽ lây truyền lên tay cô. Vậy vì sao mặt của cô lại có sơn huỳnh quang?

Đó là do tóc của cô chị rất dài, luôn dùng tay để sửa tóc, sơn huỳnh quang trên tay cũng dính cả lên tóc, tóc chạm vào mặt, cho nên mặt mới có nhiều sơn huỳnh quang như thế.

Cứ như thế, cô chị cũng đã bị lây nhiễm “virus”.

h4

Tiếp theo, tiết mục nói về quá trình cô em bị “lây nhiễm”:

Thì ra cô em chơi bóng cùng em trai bị dính sơn huỳnh quang, thông qua quả bóng sơn huỳnh quang đã từ tay cậu em trai truyền sang tay cô em gái. Sau đó, tay của cô em gái lại chạm vào mặt, trên mặt cũng dính sơn huỳnh quang. Lúc này, cô em gái cũng bị nhiễm “virus”.

h5

Còn vợ ông do ôm cậu em trai, tay của cậu trực tiếp chạm vào mặt mẹ, nên cũng bị dính sơn huỳnh quang. Lúc này, người mẹ cũng bị nhiễm “virus”.

h6

Nhóm thực hiện chương trình phát hiện, trong nhà chỉ có người bà là không bị “lây nhiễm”.

Trong 2 giờ này, người bà cũng tiếp xúc với đồ dùng mà ông Kosaka đã chạm vào, vì sao tay bà không bị dính sơn huỳnh quang?

Thì ra, người bà vẫn ở bên bồn nước để rửa đồ. Mặc dù virus cũng có cơ hội dính lên tay bà, nhưng thông qua nước xả liên tục, nên đã giảm tỷ lệ bị lây nhiễm virus.

Mặc dù là “rửa tay” thụ động, nhưng nhờ đó mà bà được bảo vệ. Tóm lại, rửa tay cẩn thận thực sự là điều rất quan trọng.

Trọng điểm của việc phòng hộ khi từ bên ngoài trở về nhà

Tạp chí Life Times đã tổng kết “trọng điểm phòng hộ” khi từ ngoài trở về nhà để giúp mọi người phòng ngừa:

1. Cởi giày để ở ngoài cửa, treo áo khoác lên

Giày: Sau khi giọt bắn rơi xuống đất, giầy được coi là có khả năng dính virus, lượng cũng rất ít; trong sinh hoạt hàng ngày không cần phải tiến hành tiêu độc đế giày, giữ cho sạch là được. Kiến nghị sau khi về nhà, nên thay giày ở ngoài cửa.

Áo khoác hằng ngày: Sau khi về nhà hãy treo áo khoác ở bên ngoài, tách riêng quần áo mặc ở bên ngoài khi về và quần áo ở nhà là được, không cần thiết mỗi ngày trở về nhà đều cần phải tiến hành tiêu độc quần áo khoác bên ngoài.

Nếu cảm thấy quần áo khoác bên ngoài có khả năng bị nhiễm, ví dụ như đi đến bệnh viện, đi thăm bệnh nhân, tiếp xúc một số người có triệu chứng khả nghi, thì cần phải tiến hành tiêu độc quần áo. Cố gắng lựa chọn tiêu độc bằng phương pháp vật lý, nếu không tiêu độc được bằng phương pháp vật lý thì mới dùng phương pháp hóa học. Ví dụ như quần áo chỉ cần để ở nhiệt độ cao, có thể chọn nhiệt độ 56 độ C, trong 30 phút; nếu có máy sấy thì có thể nâng nhiệt độ lên 80 độ C, sấy khô 20 phút là có thể đạt được tác dụng tiêu độc.

2. Tháo khẩu trang, để ở nơi thích hợp hoặc vứt bỏ

Giữ lại: Có thể treo ở nơi sạch sẽ, khô ráo thông gió, hoặc cất ở trong túi giấy sạch sẽ, thông khí; Để riêng, tránh tiếp xúc với các loại khác, và nên đánh dấu rõ người sử dụng.

Vứt bỏ: Khẩu trang bẩn, biến dạng, hư hại, có mùi lạ cần phải thay mới kịp thời. Khẩu trang của người bình thường sử dụng, chiểu theo phân loại rác thải sinh hoạt để xử lý là được. Còn khẩu trang của bệnh nhân hoặc y tá chăm sóc bệnh nhân, cần xử lý theo phân loại rác thải y tế.

3. Rửa tay, làm sạch các vật dụng bên người như điện thoại, chìa khóa

Rửa tay: Nếu dùng nước vòi để rửa tay, thời gian làm ướt hai tay và bôi xà phòng hoặc nước rửa tay tổng cộng khoảng 40 – 60 giây (nước rửa tay khô cần khoảng 20 – 30 giây). Nhớ miết kẽ ngón tay, mu bàn tay và xung quanh móng tay.

Điện thoại: Khi từ bên ngoài trở về nhà, kiến nghị tắt nguồn điện thoại, dùng giấy vải tiêu độc không gây tổn hại cho thiết bị điện tử nhúng vào cồn 75 độ để lau bên ngoài điện thoại.

Chìa khóa: Mọi người thường bỏ qua chìa khóa của mình, có thể dùng cồn để khử trùng, hoặc dùng miếng gạc chứa cồn để lau sạch.

Túi mua đồ: Nếu ra ngoài mua sắm, tốt nhất nên tự mang theo túi. Khi cần thiết, dùng cồn 75 độ xịt bên ngoài để tiêu độc.

Cuối cùng xin nhắc nhở mọi người, không nên buông lỏng cảnh giác, cần phải tiếp tục làm tốt các biện pháp phòng ngừa.

Thanh Xuân

Xem thêm: