Sau khi một số trận động đất có cường độ tương đối cao xảy ra ở khu vực vành đai Thái Bình Dương và lục địa Âu-Á, như trận động đất ở Ecuador, Vanuatu, Afghanistan, Myanmar, và Nhật Bản,… nhiều người lo sợ rằng động đất có thể tấn công họ bất cứ lúc nào. Khảo sát cho thấy, ở những khu vực này, cường độ địa chấn đều ở mức cao, thường từ cấp 6, thậm chí là cấp 7 trở lên, điều này cảnh tỉnh người ta không thể bàng quan trước cơn thịnh nộ của giới tự nhiên. 

Một con phố của Chile sau trận động đất ngày 22 tháng 5 năm 1960.
Một con phố của Chile sau trận động đất ngày 22 tháng 5 năm 1960.

Chắc hẳn, sẽ có không ít người đặt câu hỏi rằng rốt cuộc trận động đất mạnh nhất trong lịch sử thế giới từng xảy ra ở đâu?

Trận động đất dữ dội có cường độ 9,5 độ Richter xảy ra tại Chile, lục địa Nam Mỹ tháng 5/1960, được biết đến là trận động đất có sức tàn phá mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, và người ta gọi nó là “Đại địa chấn Chile”. Trên thực tế, Chile là quốc gia thường xuyên diễn ra động đất, do đó việc lấy tên của quốc gia này để đặt tên cho một trận động đất như vậy dễ khiến người dân nhầm lẫn.

Trận động đất kinh hoàng đó bắt đầu diễn ra vào rạng sáng ngày 21/5/1960. Đầu tiên, tại vùng biển gần thành phố cảng Puerto Montt của Chile, một trận động đất mạnh bất thường vô cùng hiếm thấy với cường độ cao đã diễn ra trong thời gian dài trên diện rộng. Trận động đất này liên tục kéo dài đến ngày 23/6.

Trong khoảng thời gian 1 tháng trước và sau khi xảy ra trận động đất kinh hoàng này, đã có 225 lần xảy ra các động đất và dư chấn lớn nhỏ với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 10 trận động đất từ cấp 7 trở lên và 3 trận trên cấp 8.

Núi lửa Cordón Caulle phun trào sau trận động đất chính 22/5/1960
Núi lửa Cordón Caulle phun trào sau trận động đất chính diễn ra vào ngày 22/5/1960 tại Chile.

Trận động đất đầu tiên xảy ra ngày 21/5 với cường độ còn tương đối nhẹ, nhưng không giống như những tiền chấn xảy ra trong quá khứ, ngay sau khi trận động đất thực thụ chuẩn bị xảy ra, nó liên tục không ngừng phát sinh với cấp độ ngày một dữ dội hơn.

Trong cơn chấn động, người dân hoảng loạn chao đảo lao ra khỏi nhà. Mặc dù cũng có những người dân tháo chạy vì một số căn nhà không kiên cố đã bị sập hoặc tan nát, nhưng cũng có những người vì sợ hãi mà chạy loạn ra đường, dẫm đạp lên nhau mà chết hoặc bị thương, nhưng cũng có những tòa nhà kiên cố vẫn bình an vô sự.

Cảnh tượng sau trận động đất chính 22/5/1960
Cảnh tượng sau trận động đất chính ngày 22/5/1960.

Trận động đất đạt cường độ cực đại lúc 19:11 phút tối ngày 22/5. Trận động đất này ban đầu xuất phát từ vùng lòng chảo Thái Bình Dương, dưới đáy biển sát gần cảng Puerto Montt, nội trong phạm vi 800.000 mét dọc từ bắc chí nam đều bị ảnh hưởng tâm chấn này. Thời điểm này, người ta cảm thấy một thứ âm thanh chói tai đột nhiên vang lên, sóng địa chấn lan truyền chấn động ầm ầm tựa như hàng ngàn chiếc xe tăng ùn ùn kéo đến từ phía biển của Puerto Montt.

Ngay sau đó, mặt đất khắp nơi rung chuyển dữ dội, đợt chấn động lớn nhất này diễn ra liên tục trong vòng 5 phút, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân địa phương. Lần động đất này là động đất có cấp độ mạnh và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, cấp độ động đất ban đầu là 8,9 sau đó tăng lên 9,5 độ Richter. Puerto Montt là một hải cảng trọng yếu và là một thành phố hiện đại của Chile, nhưng trận động đất kinh hoàng này về cơ bản đã phá hủy gần như mọi cơ sở vật chất của thành phố cảng này, rất nhiều người dân đã bị chôn vùi trong đống đổ nát.

Trận động đất này kéo theo những cơn sóng thần, ảnh hưởng đến cả các quốc gia như Nhật Bản, Australia, New Guinea vài một vài quốc gia khác ở cách Chile cả vạn dặm. (Ảnh Internet)
Trận động đất này kéo theo những cơn sóng thần, ảnh hưởng đến cả các quốc gia như Nhật Bản, Australia, New Guinea vài một vài quốc gia khác ở cách Chile cả vạn dặm. (Ảnh Internet)

Sau trận động đất, nước biển rút một cách nhanh chóng, để lộ ra một cảnh tượng hiếm thấy xưa nay, những động vật ở tầng nước sâu, nơi ánh sáng mặt trời không chiếu tới, như cá, tôm, cua, loài giáp xác, và nhiều động vật biển khác, đang giãy giụa trên bờ biển. Một số ngư dân có kinh nghiệm ngay lập tức nhận thức được sắp có thảm họa xảy đến, họ liền tức tốc đổ xô chạy lên đỉnh núi cao để tránh kiếp nạn sắp phát sinh.

Quả nhiên, trận động đất này đã kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần. Khoảng chừng 15 phút sau động đất, nước biển đột nhiên dâng cao, sóng vỗ cuồn cuộn, phình ra và tăng vọt lên tới chiều cao ít nhất 10 mét, cao nhất là trên 30 mét, sóng lớn dời non lấp biển, càn quét tất cả mọi thứ vượt qua cả vùng bờ biển, tấn công Chile cũng như các thành thị và nông thôn phía bờ đông của Thái Bình Dương, cuốn trôi mọi thứ ở những nơi mà nó đi qua.

Hơn một ngày sau, sóng thần xuất phát từ nơi đây đã lan tỏa vươn xa vạn dặm, tới Nhật Bản, Australia, New Guinea cùng các khu vực ven biển của vài quốc gia khác, cuộn sóng lên cao hàng mét.

Như vậy mới nói, khi đứng trước thiên nhiên con người quá ư bé nhỏ, bởi vậy, chớ nên cố gắng tìm cách chiến thắng tự nhiên, Mẹ tự nhiên mãi luôn thông minh hơn nhân loại, con người không bao giờ có thể chinh phục được thiên nhiên, vì về bản chất, con người là một bộ phận vô cùng nhỏ bé của tự nhiên.

Hoàng Minh

Xem thêm: