Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng khi được khoảng 4 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ rất cần sự hỗ trợ của thức ăn bổ sung. Cha mẹ cần lưu ý đến những loại thức ăn có lợi và bất lợi cho quá trình mọc răng của con mình. 

trẻ mọc răng
(Ảnh: MaraZe/ Shutterstock)

Trong giai đoạn đầu mọc răng, nên cho bé ăn dặm, mỗi lần chỉ thử một món mới, từ từ, từng chút một. Sau khi quen rồi mới đổi sang món khác, chẳng hạn như khoai tây nghiền hay bột yến mạch, v.v.

Khi số lượng răng mọc tăng lên, thức ăn của bé cũng cần được thay đổi, lúc này nên chuyển dần từ dạng lỏng sang dạng đặc. Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ bị sưng đỏ, hành sốt, ngứa và chảy nước dãi liên tục. Lúc này bé sẽ cho mọi thứ vào miệng để cắn, cho nên cha mẹ có thể mua dụng cụ cắn nướu cho bé, vừa có thể ngăn bé tự ý ngậm đồ vật vào miệng, vừa tốt cho sức khỏe và hợp vệ sinh.

Cũng trong giai đoạn này, bạn nên chọn một số loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hoặc thức ăn thông thường hơi mềm để bé có nhiều lựa chọn hơn, đồng thời có thể hướng dẫn bé tập nhai một cách có ý thức. Ngoài ra cần bổ sung một số vitamin, có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của răng. 

Khi cả răng cửa và răng hàm sau đã mọc, hãy cho thêm một số thức ăn cứng và thức ăn dặm như táo, bún, v.v. Những loại thức ăn này có thể rèn luyện khả năng cắn và nhai, nhờ đó quá trình thay răng sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Cho đến khi bé mọc dần 20 chiếc răng sữa, bạn sẽ thành công!

10 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bụng đói

Ngoài ra hãy chú ý đến một số loại thực phẩm không nên cho trẻ khi bụng đói:

1. Hồng và cà chua

shutterstock 1802984488
(Ảnh: InFocus.ee/ Shutterstock)

Quả hồng và quả cà chua chứa rất nhiều pectin và Acid tannic. 2 chất này sẽ phản ứng với axit dạ dày và tạo thành khối gel không hòa tan, từ đó dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

2. Bắc sơn tra và cam

Quả bắc sơn tra và cam đều chứa nhiều axit hữu cơ và axit trái cây, nếu trẻ ăn khi bụng đói thì hàm lượng axit trong dạ dày của trẻ sẽ tăng mạnh, làm tổn thương niêm mạc dạ dày của trẻ từ đó dẫn đến đầy bụng, trào ngược axit, và nôn mửa.

3. Mía và vải tươi

Mía và vải tươi có hàm lượng đường cao, không nên ăn lúc đói, nếu không sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau bụng và tỳ vị đầy trướng. Hơn nữa, ăn quá nhiều mía hoặc vải tươi khi bụng đói sẽ gây ra chứng “hôn mê” do lượng đường cao quá mức đột ngột xâm nhập vào cơ thể.

4. Chuối

thực phẩm, chuối, ăn chuối
(Ảnh: Paulo Vilela/Shutterstock)

Trong chuối có nhiều nguyên tố magie, ăn chuối khi bụng đói sẽ khiến magie trong cơ thể con người tăng cao đột ngột, phá vỡ sự cân bằng giữa magie và canxi trong máu, từ đó sẽ ức chế hệ thống tim mạch và gây suy nhược cơ thể. 

5. Khoai lang

Khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng và là món ăn khoái khẩu của cả cha mẹ và các bé. Nhưng nếu trẻ ăn khoai lang khi bụng đói, thì chất tanin trong khoai lang sẽ kích thích thành dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị khiến trẻ có cảm giác ợ chua và buồn nôn.

6. Sữa và sữa đậu nành

shutterstock 568076731
(Ảnh: DONOT6_STUDIO/ Shutterstock)

Sữa và sữa đậu nành là những món không thể thiếu trong bữa sáng của nhiều trẻ nhưng chúng đều chứa rất nhiều đạm. Nếu trẻ uống khi bụng đói thì đạm sẽ chuyển hóa thành nhiệt và tiêu hao, từ đó không thể bổ sung dinh dưỡng.

7. Sữa chua

Khi bụng đói thì nồng độ axit trong dạ dày sẽ càng cao, trong khi sữa chua lại có tính axit. Nếu cho trẻ ăn sữa chua vào thời điểm này thì sẽ kích thích dạ dày, mặt khác vi khuẩn axit lactic trong sữa chua dễ bị tiêu diệt, cho nên tác dụng chăm sóc sức khỏe dạ dày sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. 

Sữa chua sẽ thích hợp nếu cho trẻ uống sau bữa ăn 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ, không chỉ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa mà còn có tác dụng nhuận phế và thông đại tiện.

8. Nước lạnh

Nhớ kỹ rằng không cho trẻ ăn uống đồ lạnh khi bụng đói, đồ ăn quá lạnh sẽ kích thích đường tiêu hóa co bóp, dẫn đến mất cân bằng các phản ứng hóa học enzym, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ, thậm chí gây tổn thương chức năng nội tạng. Dù là mùa nào, thì khi trẻ đang đói cũng tốt nhất không nên dùng đồ ăn hay đồ uống lạnh.

9. Đường

Đường là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu, nếu ăn nhiều đường khi bụng đói, cơ thể con người sẽ không thể tiết đủ insulin trong thời gian ngắn để duy trì chỉ số bình thường của máu. Do đó, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao đột ngột dễ dẫn đến các bệnh về mắt. Hơn nữa, đường là thực phẩm có tính axit, ăn đường khi bụng đói cũng sẽ phá hủy cân bằng axit-bazơ và cân bằng các loại vi sinh vật trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

10. Trà

Uống trà là một thói quen tốt, hiện nay nhiều bậc cha mẹ cũng khuyến khích con mình uống trà ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, uống trà khi bụng đói sẽ làm loãng axit trong dạ dày, làm giảm chức năng tiêu hóa của trẻ, dễ gây “say trà” khiến trẻ gặp tình trạng đánh trống ngực, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và đứng không vững.