Người xưa nói “Trong nhà có người già như có cả kho báu”, con cháu cần đối xử tốt với người già như nâng niu cải quý giá. Thực ra thì người già nên để lại cho thế hệ sau “kho báu” gì?

kho báu
Khi về già, dù có tiền hay không, cũng hãy để lại cho con cháu 3 “kho báu” này. (Ảnh minh họa: Metamorworks/ Shutterstock)

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng “kho báu” này hẳn là tiền, nhà, đất hoặc xe… Tuy nhiên, nếu một người nhận được nhiều của cải, thậm chí sẽ sinh ra thói lười biếng và trở thành một kẻ hoang phí.

Vậy rõ ràng tiền bạc không phải là vật báu gia truyền. Sự may mắn và giàu có của một người là có định số và lại cũng có biến số. Khi về già, người ta phải để lại cho con cháu 3 “bảo bối” mà tiền bạc không mua được này:

1. Cho con cơ hội quản lý gia đình

Nhà văn Phùng Mộng Long thời nhà Minh đã viết một câu chuyện như sau:

Ở quận Hương Hà, có một ông già tên là Nghê Thái Thủ. Dù vợ mất đã nhiều năm, con trai cũng đã thành gia thất, ông vẫn nắm quyền kinh tế của gia đình. Có lần, con trai ông là Nghê Thiện Kế nói: “Thưa cha, cha đã hơn bảy mươi tuổi rồi cũng nên thảnh thơi vui vẻ hưởng phúc. Thu tiền mướn, quản lý điền ruộng và nhân công…, cha hãy để con làm.” 

Ông Nghê Thái Thủ từ chối và đáp lại: “Ta còn ở đây ngày nào thì còn quản ngày đó.”

Ông nhất quyết muốn quản hết việc trong nhà, và còn tái hôn với vợ mới Mai thị, rồi sinh ra một cậu con trai nhỏ. Thoáng một cái, lại qua 4, 5 năm, ông Nghê Thái Thủ còn chưa kịp chuẩn bị trước chuyện hậu sự thì đã đổ bệnh không dậy nổi. Sau đó, Nghê Thiện Kế với mẹ kế Mai thị tranh đoạt gia tài, còn ầm ĩ kéo nhau lên quan phủ.

Có một câu nói rằng không biết quản gia đình thì không thể biết được rằng củi, gạo, dầu, muối đắt. Khi cha mẹ còn khỏe mạnh, hãy dạy con cái cách làm chủ gia đình, cách xử lý ổn thỏa các xung đột trong nhà, vấn đề về tài sản, v.v.

Khi bàn giao vị trí chủ gia đình này của cha mẹ cho con cái, có thể chỉ dạy bảo ban và uốn nắn sai lệch. Như vậy thì con cái mới có thể sớm gánh vác được vai trò trụ cột, dần trưởng thành và điềm đạm.

2. Cho con cái có cơ hội “kịp thời hiếu thuận”

smiling man and woman wearing jackets 1642883
(Ảnh: Tristan Le /Pexels)

Nhiều người con sau khi cha mẹ mất chỉ có thể nói một câu rằng “Con muốn báo đáp ân sâu mà cha mẹ đâu còn, chỉ biết tiếc thương trong lòng…”

Làm cha mẹ có nhiều cách để yêu thương con, nếu sợ rằng con sẽ vất vả, cha mẹ cũng không nhất thiết phải tỏ ra mạnh mẽ và không nhận sự chăm sóc của con cái. Bởi vì những người con có hiếu đều sẽ mong muốn có thể phụng dưỡng cha mẹ mình, mà cha mẹ một mực không chịu nhận sự báo đáp này thì ngược lại sẽ khiến con cái cảm thấy có lỗi. 

Giữa cha mẹ và con cái chính là ruột thịt thân tình, dù ai đối tốt với ai thì cũng đều là việc nên làm, do đó, cha mẹ đừng cảm thấy áy náy, đừng tỏ ra khách sáo hay giữ lễ quá như vậy.

Nhiều người già xấu hổ khi làm phiền con cháu, nghĩ rằng mình đang ở nhà của con mà lại phiền hà con, nếu người già tỏ ra khỏe mạnh hơn chút thì con cháu sẽ rảnh rang.

Thực tế thì những người con thật sự hiếu thảo luôn cảm lo lắng khi mà họ đi xa, không thể phụng dưỡng cha mẹ ở quê nhà. Cha mẹ đã già lại hay đau ốm, con cái lại phải thường xuyên từ thành phố về quê đưa đi khám, chăm lo thuốc men, rất vất vả.

Khi về già, cha mẹ nên chấp nhận sự sắp xếp của con cái, nếu chưa ổn thì có thể bàn bạc thêm, người cao tuổi tùy theo thể trạng mà quyết định.

Còn nếu lo lắng rằng hai thế hệ ở chung với nhau sẽ bất tiện, cha mẹ cũng có thể thuê một nơi không xa nhà con. Như vậy, con cái cũng thuận tiện lui tới chăm sóc, mua quần áo, thực phẩm, cha mẹ cứ vui vẻ sử dụng, như vậy cũng khiến con cái an tâm, vui lòng.

3. Cho con cái khả năng “tích phước”

dạy con phép tắc
(Ảnh: Shutterstock)

Trong cuốn “Liễu Phàm Tứ Huấn” có ghi rằng ông Viên Liễu Phàm, một nhà tư tưởng vào thời nhà Minh, đã quyết tâm làm rất nhiều điều tốt từ khi còn là một đứa trẻ. Để thôi thúc bản thân hoàn thành nhiệm vụ làm mấy ngàn việc tốt, ông đã sử dụng một cuốn sổ nhỏ ghi lại cử chỉ ngôn hành của mình.

Mẹ của tác giả là bà Lý vốn không biết đọc biết viết, nhưng bà đã cố gắng giúp con cái làm nhiều việc tốt, mỗi lần vậy bà lại dùng lông ngỗng để chấm mực vẽ hình tròn để biểu thị một việc tốt. Đôi khi, hơn 10 hình tròn như vậy có thể được vẽ trong một ngày.

Nếu cả gia đình đều làm việc thiện thì sẽ sớm hình thành khuôn mẫu này. Tổ tiên xưa để lại câu: “Gia đình nào tích đức thì sinh quý tử, gia đình không tích đức thì không có phúc này.”

Gia đình nề nếp, gia phong tốt thì phẩm chất của mỗi thế hệ được nâng cao, mỗi thế hệ đều có đóng góp cho xã hội.