Bấm khuyên tai từ sớm có thể khiến trẻ phải chịu đau đớn và bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Cha mẹ nên đợi con lớn đến một độ tuổi nhất định hoặc để trẻ tự quyết định nên làm gì với diện mạo của mình.

bấm khuyên tai
(Ảnh: didifoto/Shutterstock)

1. Dễ bị nhiễm trùng

Khi bạn “chọc kim” vào tai hoặc da con, điều đó sẽ mở ra cơ hội cho nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể con bạn. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng nếu không được điều trị đúng cách. Mọi vết thương hở trên da đều là ‘cơ hội vàng’ giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. 

Nếu khi bạn xỏ lỗ tai cho con mà thấy tai của con bị sưng, ngứa hoặc đỏ thì có thể chúng đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn không nên tự chữa và dùng thuốc lung tung vì da của trẻ rất mỏng manh, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

2. Hãy để trẻ tự quyết định có xỏ lỗ tai hay không

Xỏ khuyên tai chỉ là một việc nhỏ nhưng mỗi cá nhân đều có quyền quyết định nên làm gì với diện mạo của mình. Bạn nên để con tự chọn lựa thời điểm chúng muốn bấm lỗ tai. Nếu chúng không muốn, hãy tôn trọng quyết định đó. 

Ngoài ra, báo trước việc bấm lỗ tai cũng giúp con chuẩn bị tâm thế phòng bệnh và bảo vệ tai. Ví dụ, bạn hãy viết một danh sách những việc con cần làm để giữ cho đôi tai luôn khỏe mạnh, như rửa tai mắt bằng xà phòng dịu nhẹ hai lần một ngày hay dùng hydrogen peroxide làm sạch khuyên tai. 

bấm khuyên tai
(Ảnh: odrigo torrrezan/Shutterstock)

3. Đề phòng da nhạy cảm

Bấm khuyên tai chắc chắn sẽ làm trẻ cảm thấy đau đớn trong vài ngày. Hầu hết các chuyên gia đều thoa kem làm tê 15 phút trước khi xỏ lỗ tai để hạn chế cơn đau cho trẻ. Lidocain trong kem sẽ làm mất cảm giác trên da. 

Một việc khác cha mẹ có thể làm là quấn đá viên vào khăn ăn rồi mát-xa quanh dái tai cho trẻ (làm vậy để ngăn ngừa sự nhạy cảm của các đầu dây thần kinh và giảm đau). 

4. Hạn chế các hoạt động ngoài trời

Theo nguyên tắc chung, trẻ không nên tham gia các hoạt động thể chất có tiếp xúc với bạn bè cho đến khi vết thương lành hẳn. Trẻ em rất nghịch ngợm nên dễ chạm tay bẩn vào tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Nếu trẻ đeo khuyên tai cỡ lớn thì còn tăng nguy cơ mắc vào quần áo các bạn hoặc bị bạn kéo đi. Do đó, tốt nhất là bạn nên đợi con lớn đến một độ tuổi nhất định để chúng sẵn sàng tạm dừng các hoạt động yêu thích trong vài tuần.

5. Phản ứng dị ứng

Dị ứng niken khá phổ biến đối với trẻ em có dái tai nhạy cảm. Phụ huynh hãy lưu ý là đồ trang sức bằng vàng thường chứa dấu vết của niken. Trang sức mạ bạc được xử lý cẩn thận nên khá an toàn cho trẻ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi xỏ lỗ tai cho con để đảm bảo trẻ không bị dị ứng.

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm: