Một người sống tại Nhật mua 3 căn nhà, một căn dùng để ở, hai căn còn lại thì cho thuê. Không ngờ sau khi làm chủ nhà anh ấy lại khóc than. Làm chủ nhà tại Nhật thực chẳng dễ, hèn chi người Nhật không thích mua nhà.

người Nhật không thích sở hữu nhà
(Ảnh: Satoshi Hirayama/ Pexels)

Người bạn này từng đảm nhiệm chức vụ trọng yếu trong một công ty nổi tiếng chuyên sản xuất thiết bị cảm ứng. Sau nhiều năm làm việc, anh cũng tích cóp được một số tiền kha khá và lần lượt mua ba căn nhà. Trong đó có một cửa hàng và hai nhà ở, anh ở một căn, còn lại thì cho thuê.

Theo lý mà nói, có thể được làm “chủ nhà đất” ở Nhật sẽ khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng anh ấy gần như suy sụp sau khi sở hữu ba căn nhà. Làm chủ nhà tại Nhật có hai điều ủy khuất sau:

Dù là cửa hàng hay nhà ở muốn tăng giá vô cùng khó khăn

Tại Nhật có rất nhiều công ty quản lý tài sản, giống như công ty môi giới nhà đất. Nhưng điều khác biệt là những công ty này chủ yếu phụ trách việc ủy thác quản lý nhà.

Tại Nhật ngoài tiền đặt cọc ra, theo cách làm truyền thống, khách trọ còn phải nộp cho chủ nhà tiền lễ hàng tháng. Nhưng sau khi qua tay một số công ty quản lý nhà, thì chỉ có tiền thuê, mà không có tiền lễ.

Công ty tư vấn quản lý tài sản cho biết, năm 1991 tại Nhật đã ban hành “Luật thuê nhà”, nếu chủ nhà muốn tăng giá, phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

1. Do việc thu thuế biến động, dẫn đến sự biến động về giá cả nhà đất, khiến tiền thuê nhà lúc đó không còn phù hợp với tình hình thực tế;

2. Do tình hình thay đổi khiến tiền thuê nhà lúc đó không còn phù hợp với tình hình thực tế;

3. So với xung quanh, giá thuê nhà quá thấp.

Để đáp ứng những điều kiện này, đối với chủ nhà mà nói, là điều vô cùng khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc chủ nhà nếu muốn tăng giá cho thuê, sẽ phải có lý do hợp pháp. Khách trọ còn có quyền từ chối tăng giá thuê nhà và có thể đưa ra bằng chứng.

Người bạn này lúc đó cảm thấy tiền thuê nhà mấy năm vẫn không tăng lên, cho rằng như vậy không hợp lý, bèn muốn tăng giá khi tiếp tục hợp đồng. Nhưng khách trọ nói rằng tiền thuê nhà bên cạnh rẻ hơn, và còn đưa ra bằng chứng. Trong tình huống này, chủ nhà không được phép tăng giá.

Ngoài ra, cửa hàng của anh ấy cũng không thể tăng giá. Chủ cửa hàng lấy lý do doanh thu không đủ để trả thêm tiền thuê nhà, nên không đồng ý tăng giá nhà.

Chủ nhà tại Nhật không được phép đuổi khách trọ

Chủ nhà tại Nhật không được hủy hợp đồng, cũng không được đuổi khách trọ. Những điều này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Dẫu khách trọ không nộp tiền thuê nhà cũng phải tới nhà đưa thông báo đòi nợ. Nếu hai lần mà khách trọ vẫn không thèm ngó ngàng tới, chủ nhà mới có thể khởi kiện khách trọ, yêu cầu thu hồi lại nhà của mình.

Nếu chủ nhà dám ngang nhiên tới đòi nhà hoặc đuổi khách trọ, khách trọ có thể báo cảnh sát bắt chủ nhà. Nghiêm trọng hơn, chủ nhà còn phải ngồi tù.

Người bạn này cho rằng, rất nhiều người Nhật không thích mua nhà vì những bài học giáo huấn bi thảm do giá nhà sụt giảm vào những năm 1990. Trên thực tế khi làm chủ nhà, anh mới phát hiện ra nguyên nhân thực sự là: Nhật Bản bảo hộ toàn diện việc thuê nhà, thuê được nhà thì khách trọ coi như chủ nhà. Chính phủ thường ưu ái cho khách trọ, cho rằng họ là nhóm người yếu thế. Vậy nên rất nhiều người dẫu có tiền cũng không muốn mua nhà.

Anh bạn này còn nói, Chính phủ Nhật Bản không cho phép tùy tiện tăng giá nhà cho thuê, khiến số tiền thu lại từ việc cho thuê nhà không cao. Kỳ thực chính phủ đang bảo hộ những doanh nghiệp thực thể của quốc gia. Bởi lẽ cửa hàng đều do các thương nhân tới thuê, nên làm vậy chính là bảo vệ việc khởi nghiệp. Khách trọ đều là nhân viên xí nghiệp, đây là đang bảo hộ nhân tài.

Cho nên, ở Nhật dẫu mở cửa hàng hay cho thuê nhà, đều không lo bị chủ nhà tước đoạt, nhưng dĩ nhiên có người ‘sướng’ thì sẽ có người ‘khổ’.

Lê Minh