Thời gian gần đây, ở Việt Nam liên tục xảy ra các vụ bắt cóc trẻ em tại nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến người dân hoang mang, lo sợ. Nghiêm trọng hơn nữa là thủ phạm không chỉ dừng lại ở mức bắt cóc tống tiền hay buôn bán trẻ em, mà còn ra tay sát hại các em nhỏ, đã xảy ra nhiều vụ việc thương tâm.

Vậy làm cách nào để giải quyết vấn nạn này?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao ở nước Nhật Bản lại ít xảy ra những vụ bắt cóc trẻ em.

Nhật Bản làm thế nào để ngăn chặn xảy ra nạn bắt cóc trẻ em?

Tỉ lệ xảy ra những vụ bắt cóc thấp có liên quan chặt chẽ đến sự nỗ lực của chính phủ và xã hội Nhật Bản. Ngay từ mẫu giáo, giáo viên đã dạy cho trẻ những cách đề phòng cũng như định kỳ tổ chức những cuộc “diễn tập phòng bị”.

3 nguyên tắc mà các thầy cô Nhật Bản dạy cho học sinh bao gồm:

  1.      Từ chối
  2.      Bỏ chạy
  3.      Không đến gần

Nội dung này được giảng dạy trong các trường tiểu học ở Nhật, thậm chí còn dùng làm đề thi, “Nếu có một chú lạ mặt cho các em ăn kẹo, các em phải trả lời như thế nào?”. Trên đề thi có ghi rõ rằng các em phải viết cách trả lời để từ chối người kia. Và các em học sinh Nhật rất có ý thức về vấn đề này.

Đương nhiên, quốc gia phát triển về khoa học kỹ thuật như Nhật Bản rất xem trọng và quan tâm đến trẻ em, ở bất cứ đâu cũng đều có thể thấy đồng hồ tự vệ và máy báo cảnh sát tiện dụng. Đồng hồ tự vệ có chức năng định vị và gửi những đoạn tin nhắn đơn giản, máy báo động tiện dụng có thể phát ra âm thanh báo động cực lớn thu hút sự chú ý của những người xung quanh, giúp các em nhỏ cầu cứu. Những sản phẩm điện tử này có tác dụng nhất định trong việc giảm thiểu nguy cơ bắt cóc trẻ em.

bắt cóc trẻ em
(Ảnh minh họa/shutterstock.com)

Nguyên nhân từ mặt pháp luật

Đối với quy định về những vụ bắt cóc trẻ em, luật pháp Nhật Bản có những đặc điểm sau đây:

1. Nội dung đơn giản: Luật về buôn bán phụ nữ và trẻ em của Nhật Bản có rất ít quy định và con số rườm rà.

2. Xử phạt: Mức phạt cao nhất đối với những vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em trong luật pháp Nhật là 10 năm tù giam.

3. Xử cả người bán và người nhận nuôi: Trong luật pháp Nhật Bản, người bán trẻ em và người nhận nuôi trẻ em bị bán đều chịu án phạt như nhau, từ 10 năm trở xuống đối với hành vi buôn bán trẻ em và từ 7 năm trở xuống đối với hành vị nhận nuôi trẻ em bị bán.

Điểm đặc biệt trong luật pháp của Nhật Bản đó là xử cả người bán và người nhận nuôi, người bán bị phán tội thì người nhận nuôi cũng phải bị kết án, đây có lẽ là nguyên nhân cốt lõi cho việc Nhật Bản ít xảy ra nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Ở Nhật Bản cũng có tồn tại nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em (với tỉ lệ rất thấp), nhưng chính phủ và người dân sẽ nghĩ mọi cách để ngăn chặn không cho sự việc tương tự xảy ra, đồng thời tìm cách đối phó từ cốt lõi cũng như giải quyết ngay sau khi sự việc xảy ra chứ không chỉ đứng nhìn vấn đề liên tục xảy ra.

Ngọc Vân

Xem thêm: