Một người phụ nữ gốc Hoa ở Mỹ đã kể về cách dạy con độc đáo của chồng mình trên wechat thu hút rất nhiều người đọc, ví dụ như cha mẹ chơi với con, từ nhỏ đã xem trọng việc đọc sách, dạy dỗ quy tắc, không nuông chiều v.v… Con gái của bà cũng có 2 con nhỏ mang dòng máu Trung Quốc – Canada. Sau khi đọc bài viết của mẹ, cô rất đồng cảm nên cũng đã chia sẻ về quan điểm dạy con của gia đình Trung – Tây.

Cô chia sẻ như sau:

1. Không hy sinh quá nhiều cho con

Có rất nhiều những bậc phụ huynh người Hoa sau khi có con, người mẹ sẽ nghỉ việc để trông con toàn thời gian. Có không ít những người mẹ có trình độ học vấn cao xem việc dạy dỗ con là sự nghiệp của mình, gần như giúp con học tập suốt 18 năm.

Người Canada thường sẽ không hy sinh nhiều như vậy, đó là do quan điểm của họ. Họ có khuynh hướng cho rằng phụ huynh nỗ lực “tiến nhanh hơn” để các con học hỏi theo mới là cách giáo dục hữu hiệu nhất. Ai cũng phải có cuộc đời của riêng mình, hưởng thụ quá trình trưởng thành của con thay vì là hy sinh cho con quá nhiều.

Vì vậy, dù học phí nhà trẻ không hề rẻ, nhưng có không ít gia đình Canada vẫn lựa chọn gửi con đi nhà trẻ, hai con của tôi vừa được 1 tuổi là tôi đã gửi đi học rồi, để tôi có thể phát triển sự nghiệp của mình.

Nếu bị ép trông cháu, tâm trạng của ông bà cũng sẽ không vui, vì vậy mà không khí gia đình sẽ có hại đến trẻ, chi bằng bỏ ra nhiều tiền để thuê người trông trẻ.

người Mỹ giáo dục con
(Ảnh: Storyblock)

2. Người bố tích cực tham gia vào việc dạy con, ông bà chỉ đóng góp ý kiến mà thôi

Hiện tượng người bố đổ hết nhiệm vụ dạy con cho vợ, bà nội, bà ngoại v.v.. rất ít khi xảy ra trong các gia đình phương Tây. Một là chế độ nghỉ sau sinh của Canada đảm bảo người bố vẫn được hưởng lương, hai là ông bà ở đây không có nghĩa vụ phải nuôi các cháu. Việc bố nuôi con được xem là việc bình thường ở Canada, có không ít những người bố ‘toàn thời gian’.

Ông bà không có nghĩa vụ phải nuôi cháu, nhưng điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn mặc kệ không quan tâm. Con của tôi rất thân thiết với ông bà nội, cháu thường đến nhà ông bà vào cuối tuần, ông bà đã thay tôi dạy cho cháu các trò chơi rồi.

Nếu bị ép trông cháu, tâm trạng của ông bà cũng sẽ không vui, vì vậy mà không khí gia đình sẽ có hại đến trẻ, chi bằng bỏ ra nhiều tiền để thuê người trông trẻ.

3. Xem trọng thể thao “rèn luyện thể chất”

Nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cận thị ở trẻ hoàn toàn không phải là do đọc sách quá nhiều, mà là vì thiếu ánh sáng mặt trời. Tại nhà trẻ và trường tiểu học ở Canada, mỗi ngày đều có các hoạt động ngoài trời để trẻ phơi nắng từ 1-2 giờ đồng hồ, đây là một trong những lý do để chúng tôi tích cực đưa con đi nhà trẻ.

Rèn luyện thói quen tập thể dục sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ. Ở Trung Quốc, các em học sinh chuyên về thể thao thường không được xem trọng, nhưng ở Canada thì ngược lại, các em này rất được hoan nghênh ở trường trung học và được nhận những điều kiện giống như đối với ngôi sao.

Ngoài ra, giỏi thể thao cũng hỗ trợ rất nhiều khi đăng ký vào đại học, vì vậy có rất nhiều bậc phụ huynh cho con tham gia một hoặc vài môn thể thao phổ biến ngay từ khi còn nhỏ.

Bà nội của con tôi đã chơi khúc côn cầu trên băng và golf từ khi còn học tiểu học, ngoài 60 tuổi rồi mà bà vẫn rất khỏe mạnh. Tôi có hai con gái lần lượt 3 tuổi và 1 tuổi, các cháu đã bắt đầu học bơi, trượt băng, leo núi trong nhà và đạp xe… cùng với bà nội và bố các cháu.

dạy con, người Canada
(Ảnh: Shutterstock)

4. Rèn kỹ năng giao tiếp xã hội ngay từ khi còn nhỏ

Một vai trò khác của thể thao là phát triển tinh thần đồng đội và các kỹ năng giao tiếp xã hội, đây là một trong những vai trò của nhà trẻ. Người Trung Quốc sẽ tự hỏi rằng: Làm thế nào mà ngày nào cũng chỉ có chơi đùa? Không học chữ, cũng chẳng học toán, chẳng phải như vậy là lãng phí thời gian hay sao? Thế nhưng điều đó không phải là không hề có giá trị, trẻ ít nhất là có thể rèn được kỹ năng giao tiếp xã hội từ những trò chơi.

5. Đọc sách mỗi ngày

Gia đình tôi rất xem trọng việc đọc sách. Tuy không giống như gia đình mẹ tôi cho con bắt đầu đọc sách từ 3 tháng tuổi, nhưng chẳng biết từ khi nào mà phòng ngủ của con gái tôi đã tích lũy hàng trăm quyển sách ảnh và chúng tôi cũng đã tập thành thói quen đọc sách trước khi đi ngủ. Bố các cháu là người chịu trách nhiệm đọc sách cho các con, dù sao thì tiếng Anh cũng là tiếng mẹ đẻ của anh ấy. (Sách tiếng Trung khá là khó mua, hơn nữa tôi cũng chưa có thời gian để bắt đầu đọc sách tiếng Trung).

doc sach
(Ảnh: Shutterstock)

6. Kiên trì nói tiếng Trung

Chồng tôi có vẻ như khá lo lắng về việc “hiểu tiếng Trung” của con hơn tôi, bởi vì tiếng Trung của anh ấy kém xa tôi, nếu muốn giúp được các con thì lực bất tòng tâm. Đôi lúc tôi lười nên chỉ nói với con bằng tiếng Anh, bố các cháu sẽ tức giận nhắc nhở “Putonghua! (tiếng phổ thông)”.

Nếu chỉ dựa vào việc nói chuyện thường ngày thì không đủ, nhưng may mắn là chúng tôi có Youtube và ở Vancouver cũng có nhiều các lớp tiếng Trung.

7. Thiết lập quy tắc, xây dựng các thói quen tốt

Quy tắc là mối liên kết giữa cá nhân với thế giới, cũng như giữa người với người. Hãy đưa ra các quy tắc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và kiên quyết thực hiện, điều này cũng giống như việc bắt đầu con đường tu rèn bản thân ngay từ điểm khởi đầu, một khi trẻ đã dưỡng thành được thói quen tốt, thì cuộc sống của trẻ sau này ngày càng dễ dàng hơn.

Kỳ thực, nên lập ra các quy tắc càng sớm càng tốt, không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có thể giúp cha mẹ giảm bớt gánh nặng. Hiện nay các con của tôi còn nhỏ, các quy tắc mà tôi đưa ra rất đơn giản, đa phần đều có liên quan đến ăn uống ngủ nghỉ. Ví dụ như: 8 giờ 30 phút tối phải lên giường đi ngủ, trước khi ngủ phải đánh răng, đọc sách ảnh; ăn cơm phải ngồi trên ghế ăn, không được cầm thức ăn chạy lung tung (nếu không thì thảm và sô pha sẽ rất khó dọn sạch được).

dạy con, người Canada
(Ảnh: Shutterstock)

Ngoài ra, bình thường luôn phải nói “please” (làm ơn), thanks (cảm ơn), cũng như “sorry” (xin lỗi) theo đúng bản sắc của Canada; khi chơi trò chơi thì phải theo thứ tự, không được chen ngang; tuyệt đối cấm các hành động nguy hiểm, hễ nhìn thấy là phải lập tức nhắc nhở trẻ.

Cách dạy con của người Canada thoạt nhìn thì có vẻ như là “nuôi thả”, nhưng hoàn toàn không hề lười biếng hay thiếu trách nhiệm, chỉ là khác với các bậc phụ huynh Trung Quốc.

Yêu thương con cái, dạy cho con kỹ năng sinh tồn và tạo nên môi trường tốt đẹp hơn là bản năng của mọi người. Nhưng cụ thể làm thế nào thì phụ thuộc vào văn hóa của từng khu vực. Tất cả các bậc phụ huynh Tây phương cũng đang “thúc đẩy con”, chỉ là đẩy theo hướng khác mà thôi.

Theo SecretChina
Minh Ngọc 

Xem thêm: