Ra đời năm 1947, “gã khổng lồ” bán lẻ quần áo nổi tiếng H&M của Thụy Điển đã vươn lên trở thành một thương hiệu đình đám và là một biểu tượng của ngành công nghiệp thời trang. Mặc dù nổi tiếng với hàng ngàn cửa hàng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, nhưng ý nghĩa của cái tên H&M thì không phải ai cũng biết.

hm the core 1473415224205
(Ảnh: uk.fashionmag.com)

Đằng sau một thương hiệu thường có một câu chuyện thú vị gắn liền với tên gọi của nó, và H&M cũng không ngoại lệ. Nhưng nếu bạn chưa biết đến nguồn gốc của cái tên H&M, thì chắc chắn bạn không phải là người duy nhất.

Năm 1946, sau khi Erling Persson đến Mỹ, ông đã nảy sinh sáng kiến về thời trang đại chúng. Bởi vậy, ông đã thành lập cửa hàng H&M đầu tiên tại Västerås, Thụy Điển năm 1947 với cái tên Hennes – trong tiếng Thụy Điển nó có nghĩa là “Cô ấy”. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh và đối tượng khách hàng của Persson, bởi thời điểm đó Hennes chỉ bán thời trang cho phái đẹp.

Năm 1968, khi thương hiệu Hennes được 21 năm tuổi, ông Persson đã thâu tóm một thương hiệu khác, Mauritz Widforss – một hãng bán lẻ chuyên cung cấp dụng cụ, trang phục săn bắn và đồ câu có trụ sở tại Stockholm. Đối với Hennes mà nói đây là một bước ngoặt lịch sử, bởi đối tượng khách hàng của nó từ chỉ là nữ giới đã trở nên đa dạng hơn.

cq5dam.web.976.654
(Ảnh: hm.com)

Sau khi thâm nhập vào một “lãnh địa” hoàn toàn khác biệt như vậy, Persson đã quyết định cũng sẽ tiếp cận sâu hơn vào thị trường thời trang trẻ em và nam giới. Rõ ràng là cái tên Hennes đã không phù hợp nữa, bởi nó không còn lột tả chính xác những đối tượng mà mặt hàng của Persson hướng tới, bởi vậy ông đã chỉnh lại tên thương hiệu của mình thành Hennes & Mauritz.

Mặc dù vậy, đến năm 1974 nhãn hiệu Hennes & Mauritz lại một lần nữa được sửa đổi, nó được rút ngắn lại với hai ký tự đầu tiên của chúng là H&M. Kể từ đó, thương hiệu của Persson được biết đến rộng rãi với cái tên viết tắt H&M này, họ dùng tên H&M này cho toàn bộ chuỗi cửa hàng của họ ở trong và ngoài lãnh thổ Scandinavi.

Cửa hàng H&M đầu tiên ở Hoa Kỳ cuối cùng cũng được mở cửa năm 2000 trên Đại lộ 5, New York, và sau đó có chuỗi cửa hàng của ông đã có bước phát triển ngoạn mục, thương hiệu H&M lên như diều gặp gió và trở thành biểu tượng cho ngành bán lẻ toàn cầu, một thương hiệu vẫn nổi tiếng cho đến tận ngày nay.

“Người khổng lồ” trong lĩnh vực thời trang bình dân mang tính trung hạn này vô cùng nhanh nhạy, liên tục cập nhật thị hiếu đại chúng. Đồng thời triết lý kinh doanh của H&M tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thời trang châu Âu những năm 1950 – 1960, tạo nên cuộc cách mạng trong làng thời trang. Nó là cầu nối trong việc đưa thời trang cao cấp trở nên dễ tiếp cận, giá phải chăng và dành cho đa số tầng lớp.

Joshua Mobile Choose Department 960x330 3
(Ảnh: hm.com)

Nếu bạn là tín đồ của hãng thời trang bán lẻ này thì có một tin vui cho bạn, mùa Thu 2017 này, thương hiệu thời trang H&M dự định sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam – một trong 5 thị trường trọng điểm mà H&M muốn hướng đến trong năm nay.

Minh Minh (T/H)

Xem thêm: