Ý nổi tiếng là một trong những nơi có nền ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới với những đầu bếp tài ba. Họ luôn biết cách để tạo ra những món ăn ngon và độc đáo mang đặc trưng riêng, như chú ý tới thời điểm nêm gia vị, lựa chọn nước sốt và nhiều bí quyết khác giúp món mì Ý luôn “ngon đúng điệu”.

 mì Pasta
(Ảnh: Geoff Peters / Flickr)

1. Đầu tư cho nguyên liệu

invest in your ingredients
(Ảnh: Taz/Flickr)

Hiển nhiên là khi chế biến bất kỳ món ăn nào thì lựa chọn nguyên liệu là một khâu rất quan trọng. Món ăn sẽ ngon hơn khi các thành phần nguyên liệu của nó đều tươi ngon. Với những món ăn kiểu Ý đơn giản như Salad Caprese, thì việc chọn nguyên liệu tươi chất lượng cao là yếu tố then chốt quyết định vị ngon của món ăn.

2. Nêm gia vị khi nấu

season as you cook
(Ảnh: Jim/Flickr)

Với gia vị như hạt tiêu và bột canh, bạn hoàn toàn có thể nêm chúng vào món ăn khi đã chế biến xong. Nhưng một đầu bếp tài ba luôn biết rằng gia vị sẽ phát huy tối đa giá trị của nó, khiến món ăn trở nên thơm ngon hơn nếu bạn nêm chúng khi đang nấu, rồi đun nhỏ lửa để gia vị ngấm dần và quện vào các nguyên liệu khác để tạo nên hương vị đậm đà và ấn tượng cho món ăn.

3. Mì Pasta và cơm Risotto là món ăn chính

(Ảnh: Livin Farms)
(Ảnh: Livin Farms)

Nhiều người vẫn coi món mì Pasta và cơm Risotto là món khai vị. Tuy nhiên, các đầu bếp Ý thực thụ biết rằng khi những món ăn này được nấu đúng cách, chúng sẽ được phục vụ theo đúng nghĩa của chúng – là món ăn chính trong bữa ăn. Bởi vậy, mì chiếm một vị trí quan trọng trong bữa ăn của người Ý giống như người Việt chúng ta ăn cơm vậy.

4. Vận dụng kinh nghiệm của bạn để kiểm tra độ chín của mì

 mì Pasta
(Ảnh: Elvira – Ciboulette / Flickr )

Không có gì tồi tệ hơn khi món mì pasta bị ướt nhũn hay quá cứng. Cách tốt nhất để mì không bị bết là luộc ‘al dentel’, tức là pasta phải được luộc vừa đủ để không còn bị sống, nhưng tuyệt đối không được mềm nhũn. Theo cách này, pasta tuy đã chín toàn bộ, nhưng khi nhai vẫn cảm giác được phần giữa sợi mì hơi cứng. Pasta luộc không đúng cách sẽ dễ bị mềm nhũn bên ngoài mà vẫn sống ở bên trong.

Chú ý rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể nấu mì theo đúng thời gian khuyến cáo ghi trên vỏ hộp bởi lẽ kích thước nồi cũng như lượng nước sử dụng có thể khác nhau. Bởi vậy, sau khi nấu từ 1 đến 2 phút, bạn nên kiểm tra tình trạng sợi mì.

5. Bảo quản ‘phô mai già’ đúng cách

store aged cheeses properly
(Ảnh: Shutterstock)

Phô mai là thành phần không thể thiếu của món mì pasta. Thông thường, mất rất nhiều thời gian để làm xong một bánh phô mai, bởi vậy chúng rất đắt tiền.

Do đó, nếu bạn phải trả rất nhiều tiền để mua một khoanh phô-mai, thì bạn cần biết cách bảo quản nó tốt nhất có thể. Theo Academia Barilla, phô mai già (aged cheeses) cần được gói cẩn thận trong giấy sáp và bảo quản trong tủ lạnh, nhưng lưu ý là không được để chúng bị đóng băng, bởi điều đó sẽ làm ảnh hướng đến hương vị và mất đi kết cấu mềm dẻo vốn có của phô mai.

6. Đừng quá ‘tằn tiện’ muối

dont skimp on the salt
(Ảnh: Sebalos/ iStock)

Yếu tố quan trọng nhất khi chế biến mì pasta không phải là thời gian nấu, mà là hàm lượng muối. Thông thường, mì pasta thường hơi đậm đà vị muối một chút, nhưng không có nghĩa là quá mặn. Theo Ricardo Felicett, nhà sản xuất mì Ý thế hệ thứ tư, quy tắc nấu mì Ý đúng điệu rất đơn giản và dễ nhớ là “10-100-1.000”, tức là 10 g muối (khoảng ½ muỗng canh), 100 g pasta, nấu với 1.000 ml nước.

7. Nước pasta là thành phần quan trọng của món mì

 mì Pasta
(Ảnh: Robnroll/Shutterstock)

Nhiều người có thói quen đổ nước nấu pasta đi, xin được bật mí với bạn là nước mì pasta là một thành phần bí mật để khiến món mì của bạn ngon ngoài sức tưởng tượng.

Mặc dù không phải mọi công thức chế biến đều cần đến nó, song nước pasta là cách tốt nhất để làm gia tăng thêm hương vị giúp nước sốt quện vào sợi mì, gia tăng hương vị nước sốt, khiến món ăn của bạn ngon miệng hơn.

8. Không nêm dầu Ô-liu khi đun sôi pasta

when boiling pasta skip the olive oil
(Ảnh: Flickr/Allen Sheffield)

Thông thường mọi người hay trộn một ít dầu ô-liu vào nồi mì đang sôi để các sợi mì không dính vào nhau. Nhưng nhiều đầu bếp người Ý cho hay điều đó thực sự không giúp ích gì. Trong thực tế, nó còn khiến nước sốt khó quện vào sợi mì hơn.

9. Giữ lại vỏ phô mai

hold on to your cheese rinds
(Ảnh: Roxanne Ready/ Flickr)

Khi bạn mài bánh phô mai, vỏ bánh phô mai thường văng ra, hãy giữ lại những mảnh vỏ đó. Không chỉ vì các vỏ đó hoàn toàn có thể ăn được, mà chúng còn là một thứ giúp gia tăng hương vị cho món canh và súp của bạn.

10. Lựa chọn nước sốt phù hợp với từng loại mì

choose your pasta according to your sauce
(Ảnh: Shutterstock)

Bạn có thể trộn bất kỳ loại nước sốt nào mà bạn muốn, tuy nhiên, nếu bạn muốn món mì của bạn ăn ngon miệng, thì cần phải nắm được rằng mỗi món mì sẽ phù hợp với một loại nước sốt riêng. Ví dụ, nui xoắn Fusilli sẽ hoàn hảo với nước sốt giàu thịt hoặc phô mai ricotta. Mì Tagliatelle với sợi mì dài, dẹt, vì vậy nước xốt thịt sền sệt là rất phù hợp. Còn Linguine, sợi mì dẹt hơn và phù hợp với nước sốt nhẹ, như sốt ngao.

make your own pasta
(Ảnh: Nathan Borror/Flickr)

Với tất những quy tắc ở trên, nếu bạn yêu thích món mì pasta, hãy bắt tay vào làm chúng. Bạn có thể tham khảo công thức nấu và các video hướng dẫn làm mì Ý của các đầu bếp đăng tải trên Internet kết hợp với những bí quyết mà các đầu bếp Ý đã chia sẻ ở trên để có được món mì Ý “ngon đúng điệu”.

Theo This Is Insider
Minh Minh

Xem thêm: