Bạn muốn sáng ăn sáng Châu Âu, trưa ăn cơm Châu Á mà không cần phải bay đi đâu hết? Bạn muốn đến một thành phố thôi nhưng lại thăm được thủ đô của 3-4 đế chế hùng mạnh?

Tất cả những gì bạn cần là đến với Istanbul – thành phố liên lục địa Á – Âu duy nhất trên thế giới (một nửa nằm trên đất Châu Á, một nửa thuộc Châu Âu) dù không còn là thủ đô, nhưng vẫn luôn được coi là trái tim – niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ.

Istanbul

Sở hữu một vị trí địa chính trị chiến lược vô cùng độc đáo, nằm vắt ngang eo biển Bosphoros án ngữ một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới nối liền Biển Đen và Biển Marmara trước khi tiến ra Địa Trung Hải, Istanbul đã từng là thủ đô của nhiều đế chế hùng mạnh nhất bao gồm: La mã, Byzantine, Latin và Ottoman. Ngày nay Istanbul là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với gần 13 triệu dân – còn nhiều hơn cả dân số của nước Bỉ. Tuy là thành phố lớn nhất nhưng Istanbul lại không phải là thủ đô. Ankara trở thành thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ từ khi Mustafa Kemal Ataturk tuyên bố thành lập nền cộng hòa vào năm 1923.

Khi Constantine Đại đế biến thành phố này thành thủ đô của đế chế Đông La Mã vào năm 330 trước Công nguyên, ông đã cho tạo lập hàng loạt gò đồi theo kiểu La Mã. Thành phố cũng bắt đầu mang tên Contantinople – nghĩa là “thành phố của Constantine” trước khi nó được đổi thành Byzantium từ năm 660 sau Công nguyên. Thành phố chính thức được đổi tên là Istanbul vào năm 1930 mặc dù sau đó rất nhiều người vẫn tiếp tục gọi nó là Constantinople. Để khẳng định việc đổi tên và sử dụng tên gọi mới, thậm chí lúc đó Bưu điện Thổ Nhĩ Kỳ còn phải từ chối không nhận thư hay bưu phẩm gửi có ghi địa chỉ Constantinople.

The Blue Mosque (Thánh đường Xanh) – một trong những biểu tượng của Istanbul là nhà thờ Hồi giáo duy nhất trên thế giới với 6 ngọn tháp. Truyền thuyết kể lại rằng, khi xây dựng Blue Mosque nó có nhiều hơn thánh đường Grand Mosque ở Mecca một tháp (4 chiếc là số lượng tháp nhiều nhất vào thời kỳ này). Do điều này bị coi là việc thiếu tôn trọng thế giới Hồi giáo nên để tránh việc đó người ta đã xây thêm cho thánh đường Grand Mosque một tháp nữa.

Istanbul

Đến Istanbul nếu chưa ghé Hagia Sofia trong khu thành cổ tức là bạn chưa đến. Đây là một địa chỉ biểu tượng cho sự khoan dung tôn giáo và giúp chúng ta hiểu thêm về một góc nhìn khác về Đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ khi nguyên gốc Hagia Sofia vốn là Nhà thờ Thiên Chúa Giáo được chuyển hóa thành Thánh đường Hồi Giáo. Người Hồi Giáo vốn không thờ tranh – tượng nhưng đứng trước một công trình kiến trúc quá tuyệt vời của một tôn giáo khác, họ cũng chỉ dùng một lớp thạch cao mỏng phủ lên tranh – tượng chúa trên các mái vòm và tiếp tục sử dụng là nơi thờ phụng. Những lối đi bằng đá đã nhẵn bóng mòn vẹt theo dòng chảy siết của thời gian đầy cổ kính. Bạn cũng đừng quên ghé hòn đá ước nguyện nhé – tương truyền là được mang về từ Thánh địa Mecca, cho ngón tay cái vào hõm đá nhỏ và quay bàn tay một góc 360 độ, mọi điều bạn ước khi đó sẽ thành hiện thực.

Hagia Sophia đã từng là nhà thờ lớn nhất thế giới trong suốt thời gian gần 900 năm cho đến khi nhà thờ Seville Cathedral được hoàn thành vào năm 1520. Hagia Sophia nằm trong danh sách chung kết của 20 công trình được xét xếp hạng 7 kỳ quan của thế giới.

Istanbul 0

Ghé qua Cung điện Topkapi, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng thanh gươm – áo choàng và râu của nhà tiên tri Mohamad của Đạo Hồi và rất nhiều bảo vật quý giá khác

Thành phố châu Âu có nhà vệ sinh đầu tiên không phải là Paris hay London đâu! Vào thời kỳ của đế chế Ottoman, 1400 nhà vệ sinh công cộng đã được xây dựng tại thành phố Istanbul trong khi ở phần còn lại của châu Âu không hề cái nào được xây.

Quê hương thực sự của hoa Tulip là ở đây! Bạn và nhiều người có thể nghĩ rằng hoa Tulips xuất xứ từ Hà Lan, tuy nhiên thực tế là những bông tulips đầu tiên được đế chế Ottoman gửi sang Vienna vào năm 1554 và rồi chuyển tiếp sang Augsburg, Antwerp, hay Amsterdam. Sau này tulips sinh trưởng tràn lan ở Hà Lan nơi chúng có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn ở xứ này.

Istanbul là một trong những nạn nhân bị cướp bóc nặng nề nhất trong lịch sự Cuộc thập tự chinh của đội quân La Mã. Bốn con ngựa bằng đồng hiện đang được dùng trong bố cục trang trí ở nhà thờ San Marco ở Venice được mang đến từ Constantinople (Istanbul ngày nay) bởi những người viễn chinh vào thế kỷ 13. Đến thăm quảng trường cổ Hyppodome của Istanbul – vốn là một trường đua ngựa hoành tráng trước đây, bạn sẽ thấy rõ quy luật lịch sử: Cướp để rồi bị cướp. Các triều đại Constantine khi hùng mạnh đã cướp bóc chiến lợi phẩm từ khắp nơi về đây, từ những chiếc Cột đá cao hàng chục mét từ Ai Cập cổ đại cũng bị cưa làm đôi đưa về đây và vô số ngọc ngà châu báu dát trên các công trình kiến trúc sau này đều bị quân Thập Tự Chinh La Mã cướp bóc lại mang về Rome và các thành phố khác của Ý.

Như một trung tâm toàn cầu, Istanbul là một trong các thành phố có mức tăng trưởng về kinh tế và hạ tầng nhanh nhất thế giới, đóng góp hơn 25% giá trị cho thu nhập quốc dân GDP của Thổ. Istanbul là thủ đô văn hóa châu Âu năm 2010 và năm 2012 trở thành thành 1 trong 5 thành phố du lịch hấp dẫn nhất thế giới với 35 triệu khách quốc tế mỗi năm. Hiện tại nhiều công trình đang được xây dựng phục vụ cho việc ứng cử thành phố làm nơi tổ chức Olympics mùa hè 2020.

Nếu bạn mê Hoả Ngục của Dan Brown, mê khám phá các giá trị văn hoá – lịch sử của các đế chế lẫy lừng xưa kia, thì Istanbul là một địa chỉ hàng đầu bạn nên đến vì hiếm có nơi nào có được sự giao thao văn hoá – tôn giáo thú vị như ở đây.

Tạm biệt Istanbul.

Istanbul

ISTANBUL 10

ISTANBUL 6

ISTANBUL 7

ISTANBUL 8

ISTANBUL 11

Istanbul

ISTANBUL 4

ISTANBUL 12

ISTANBUL 9

Bài và ảnh: Hoàng Huy

Xem thêm: