Hiếm người biết rằng phần lớn lượng thực phẩm biến đổi gen (GMO) trên thế giới đến từ Monsanto, công ty đã tạo ra chất diệt cỏ chứa dioxin – hay còn gọi là chất độc da cam. Các thực phẩm biến đổi gen của công ty này đã âm thầm tiến vào bàn ăn của các gia đình Việt Nam cả chục năm qua. 

Tiếp theo Phần 1: Những bằng chứng sức khỏe không thể phủ nhận

Phần 2: thực phẩm biến đổi gen đến Việt Nam từ khi nào?

Bắp GMO đang được trồng tại Xuân Lộc, Đồng Nai (ảnh: tuoitre.vn)
Ngô GMO đang được trồng tại Xuân Lộc, Đồng Nai (ảnh: tuoitre.vn)

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam có chủ trương phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, bao gồm công nghệ GMO. Từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bắt đầu thực hiện thử nghiệm 7 giống ngô GMO.

Đến tháng 3 năm 2015, 3 giống ngô GMO đã được đồng loạt xuống giống tại 4 tỉnh phía Bắc và 4 tỉnh phía Nam. Sản phẩm thu hoạch đã được đưa vào sử dụng đại trà ở Việt Nam. Đến tháng 8/2016, Bộ NN&PTNN đã cấp phép cho 21 giống ngô và đậu nành GMO được phép trồng ở Việt Nam.

Theo VTV, tuy mãi đến năm 2015 mới chính thức được gieo trồng trên diện rộng, nhưng thực phẩm GMO đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ trước đó rất lâu. Chính xác là từ bao giờ thì không ai biết, nhưng khảo sát vào quý 3/2010 bởi Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, với 323 mẫu thực phẩm ngẫu nhiên trên địa bàn TP. HCM, đã có đến 111/323 mẫu thực phẩm (34,3%) có chứa thành phần biến đổi gen. 111 mẫu này bao gồm 45 mẫu ngô, 29 mẫu đậu nành, 11 mẫu gạo, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua.

Có đến 111/323 mẫu được thực phẩm được kiểm tra ngẫu nhiên có chứa thành phần GMO (nguồn: VTV).
Có đến 111/323 mẫu thực phẩm được kiểm tra ngẫu nhiên ở TP. HCM năm 2010 có chứa thành phần GMO (nguồn: VTV).

10 năm trước đây, GMO đã phổ biến ở Việt Nam thông qua con đường nhập khẩu, và chắc chắn đến bây giờ, GMO còn phổ biến hơn rất nhiều.

Ước tính, mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 2 triệu tấn ngô, 4 triệu tấn đậu nành chủ yếu từ Mỹ, Canada, Brazil, những nước chủ yếu sử dụng giống GMO. Với mục đích được báo cáo chính là để làm thức ăn cho vật nuôi, nhưng thực tế nông sản nhập khẩu cũng được sử dụng cho người. Ví dụ, bắp ngô nhập khẩu có mẫu mã đẹp được sử dụng để làm ngô nướng/luộc, bỏng ngô, sữa ngô, bánh gatô, bánh quy, bột nêm, bánh pizza… Đậu nành thì được sử dụng làm đậu phụ, sữa đậu nành, dầu ăn đậu nành, bột đậu nành, chế phẩm cho các món ăn khác

Một điều đáng lưu ý là ngô và đậu nành GMO đã được sử dụng làm thức ăn chính cho gia súc và gia cầm như lợn, gà, tôm, cá, kể cả cho bò nuôi lấy thịt và sữa. Đây là các thực phẩm chính trong bữa ăn mỗi gia đình Việt Nam.

Như vậy, có thể nói rằng GMO đã rất phổ biến ở Việt Nam cả về số lượng lẫn chủng loại thực phẩm. Khó có thể nói bữa cơm trong gia đình bạn mỗi ngày không có GMO.

Liệu hiệu quả kinh tế của GMO có bị thổi phồng?

Ngành công nghệ sinh học nói rằng GMO có thể nuôi sống thế giới nhờ tạo ra năng suất cây trồng cao hơn, nhưng thực tế dường như là ngược lại.

“Hàng ngàn thử nghiệm ngoài ruộng đồng trong 20 năm qua về gen nhằm tăng năng suất cây trồng cho thấy quyết tâm đáng kể. Tuy nhiên, không một thử nghiệm ngoài đồng ruộng nào mang lại năng suất trong cây trồng thương mại, trừ ngô Bt. Hơn nữa, sự tăng năng suất khiêm tốn của ngô Bt lại chủ yếu do việc cải tiến giống truyền thống”, Thạc sĩ Lê Thị Phi Vân, Viện chính sách và Phát triển nông thôn cho biết trong một báo cáo từ năm 2012.

Cây trồng GMO cũng không giúp tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu của Nguyên Giáo sư trường Đại học Washington – Charle Benbrook chỉ ra rằng cây GMO từ 1996 đến 2011 đã làm tăng lượng sử dụng thuốc trừ sâu ở Mỹ thêm 239.000 tấn. Trong khi ngô và bông Bt giảm lượng thuốc trừ sâu 56.000 tấn. Như vậy, tổng lượng thuốc trừ sâu tăng thêm là 183.000 tấn (khoảng 7%). Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng GMO dẫn đến sự xuất hiện và lây lan mạnh của cỏ kháng glyphosate.

Từ năm 1996 trong khi giá giống ngô truyền thống hầu như không tăng hoặc tăng rất ít, thì giá giống ngô GMO đã tăng lên rất nhiều. Giống ngô GMO được sử dụng để canh tác đại trà ở Việt Nam năm 2015 đã tăng giá gấp đôi so với giống ngô truyền thống, theo VTC.

“Chúng tôi bị các công ty hạt giống lừa. Năng suất không như họ hứa, thậm chí chưa bằng một nửa, trong khi đó chi phí quá cao làm chúng tôi nợ nần chồng chất”, Sahebrao Yawiliker, một nông dân Ấn Độ nói trong báo cáo của Science In Soiety Archive vào tháng 1/2010. Báo cáo cũng cho biết xuất hiện làn sóng tự tử tràn lan của người nông dân Ấn Độ ở những vùng trồng bông Bt của Monsato do chi phí giống tăng lên, nợ tăng và vượt tầm kiểm soát. Những vùng có diện tích bông Bt cao nhất Ấn Độ cũng là vùng có tỷ lệ nông dân tự tử nhiều nhất (4000 người/năm).

Các nông dân trong một nhà máy sản xuất sợi ở ́n độ bị dị ứng khi làm việc với bông Bt, họ phải bắt buộc sử dụng thuốc chống dị ứng mỗi khi đi làm (ảnh: responsibletechnology.org)
Các nông dân trong một nhà máy sản xuất sợi ở ́n độ bị dị ứng khi làm việc với bông Bt, họ phải bắt buộc sử dụng thuốc chống dị ứng mỗi khi đi làm (ảnh: responsibletechnology.org)

Việc đưa GMO vào trồng đại trà sẽ mang đến hậu quả tất yếu là gia tăng lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Những chất này không dính trực tiếp vào thực phẩm thì cũng gián tiếp qua nguồn nước và thấm vào trong đất.

>> Thái Lan: Bị lệ thuộc vào hạt giống, nông dân đã trở thành ‘nô lệ’ như thế nào? (video)

Chưa kể, GMO sẽ xóa sổ các hạt giống truyền thống ra khỏi canh tác, và nông dân nếu muốn quay lại cũng sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi các hạt giống cũ đã không còn, môi trường đã bị biến đổi bởi thuốc trừ sâu và phân bón.

Liệu Việt Nam có đang đi lại vết xe của Ấn Độ và Thái Lan? Có lẽ bạn đọc đã có thể tự trả lời.

Thiện Tâm tổng hợp

Cập nhật ngày 30/3/2017: Phần nói về tác hại sức khỏe của GMO ở VN đã được loại ra do thiếu cơ sở chắc chắn.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

  • vi.sott.net/article/1310-Bao-cao-ve-cay-trong-bien-doi-gen-o-Viet-Nam-Nguy-hai-du-duong-loi-khong-thay-dau
  • gmoevidence.com/prof-charles-benbrook-gm-crops-increase-herbicide-use/
  • youtube.com/watch?v=vMAx3w0h46c
  • youtube.com/watch?v=d7qrszPCaEw
  • i-sis.org.uk/farmersSuicidesBtCottonIndia.php