15 loài động vật dưới đây đã từng sống đông đúc ở những vùng hoang dã, nhưng giờ đây chúng đang ở bên bờ vực tuyệt chủng.

Báo

(ảnh: Stuart G Porter/Shutterstock)
(ảnh: Stuart G Porter/Shutterstock)

Cho dù là vì mất môi trường sống, săn bắt hay vô tình bị ngộ độc, những loài động vật như con báo này đang thấy số lượng loài của mình ngày càng ít dần. Những nỗ lực bảo tồn, bảo vệ và cấm săn bắt, có thể là quá ít và quá muộn để ngăn chặn vòng xoáy tuyệt chủng mà nhiều loài động vật đang gặp phải.

Đười ươi

(ảnh: Matej Hudovernik/Shutterstock)
(ảnh: Matej Hudovernik/Shutterstock)

Có khoảng 2.070 đến 3.070 con đười ươi sống trên các đảo  Borneo và Sumatra của Đông Nam Á. Môi trường sống của chúng đã bị chia cắt thành những phần nhỏ, cô lập. Khai thác gỗ, xây dựng đường bộ và đặc biệt là những vườn ươm dầu cọ đã san phẳng môi trường sống của chúng, khiến chúng dễ bị săn bắn và bắt cóc (được bán như là vật nuôi).

Giống như loài gorilla núi, đười ươi đã nhận được lợi ích từ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, nhưng điều này không đủ, một tổ chức bảo tồn từ thiện đã tuyên bố rằng đười ươi có thể bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường sống của chúng.  

Gấu Bắc cực

(ảnh:  U.S. Geological Survey/flickr)
(ảnh: U.S. Geological Survey/flickr)

Điều này hẳn sẽ không làm bạn ngạc nhiên. Những con gấu Bắc cực đã trở thành biểu tượng quảng cáo cho tình trạng nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến Bắc Cực. Gấu Bắc cực đang chết vì không gian sống bị thu hẹp lại, biển băng nơi chúng săn bắt hải cẩu đang tan chảy khi nhiệt độ tăng. Với 19 nhóm quần thể đang suy giảm, IUCN ước tính có khoảng 20.000 đến 26.000 gấu Bắc cực trên toàn thế giới.

Video gấu Bắc cực mòn mỏi bơi đi tìm băng:

Sư tử châu Phi

(ảnh: Gerrit_de_Vries/Shuttestock)
(ảnh: Gerrit_de_Vries/Shuttestock)

Có lẽ đã quá muộn cho loài sư tử. Loài sư tử này đã giảm 43% số lượng từ năm 1993 đến năm 2014. Ngày nay, có khoảng 23.000 đến 39.000 con sư tử trong thiên nhiên hoang dã. Số lượng của chúng đã giảm xuống còn rất ít, sống trong phạm vi cô lập và như Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chỉ ra, con người đang chiếm dần những không gian sống nhỏ nhoi này và sự bất ổn ở châu Phi không có lợi cho nỗ lực bảo tồn.

Voi

(ảnh: Blaine Stuart/Shutterstock)
(ảnh: Blaine Stuart/Shutterstock)

Có khoảng 470.000 con voi châu Phi trong thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống của chúng bị chia cắt do hoạt động sử dụng đất gây ô nhiễm của con người. Trong khi đó, những kẻ săn trộm đang săn voi để lấy ngà. Voi không sinh sản mãi cho đến khi chúng trưởng thành và thời gian mang thai là 22 tháng, tạo ra một thế hệ voi con phải vật lộn để phục hồi trở lại.

Hổ

(ảnh: Matt Gibson/Shutterstock)
(ảnh: Matt Gibson/Shutterstock)

Hổ và con người không sống hòa hợp cho lắm. Chúng ta săn chúng để lấy lông, túi mật, bàn chân, răng và đuôi, môi trường sống của chúng đã bị tấn công trong vài thập kỷ qua. Tất cả 6 phân loài hổ còn sót lại đều có nguy cơ tuyệt chủng và IUCN đã tính toán số lượng hổ còn khoảng từ 2.154 con đến 3.159 con.

Báo Gêpa

(ảnh: Martchan/Shuttetstock)
(ảnh: Martchan/Shuttetstock)

Bạn có nhận ra mô thức nào khi đọc đến đây không? Dường như chúng ta rất giỏi giết những loài mèo lớn. Báo chạy nhanh, nhưng chúng có lẽ không chạy thoát khỏi sự tuyệt chủng. Loài mèo có khả năng tăng tốc nhanh hơn một chiếc xe ô tô hàng hiệu này không có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, và gần đây đang bị suy thoái di truyền do giao phối cận huyết.

Người ta ước tính rằng có khoảng 6.676 con báo trong thiên nhiên hoang dã. Chúng có tỷ lệ tử vong báo con sơ sinh cao và môi trường sống của chúng đang bị mất dần đi mỗi năm.

Kền kền Ai Cập

(ảnh: Volodymyr Burdiak/Shutterstock)
(ảnh: Volodymyr Burdiak/Shutterstock)

Loài chim xinh đẹp, lông vũ trắng này có sải cánh trung bình là 1,68m, chúng được tìm thấy ở nam châu Âu, Bắc Phi, miền Tây và miền Nam châu Á. Chúng rất thông minh, biết dùng đá đập trứng đà điểu và một số “công cụ” khác. Chiếc mỏ mảnh mai và cái cổ dài giúp chúng kiếm được những miếng mồi mà các loài chim ăn xác thối lớn hơn không thể tiếp cận.

Tuy nhiên, những con chim này đang bị giảm số lượng trên tất cả các khu vực sinh sống, chỉ còn từ 13.000 đến 41.000 con trong tự nhiên. Đáng ngạc nhiên thay, mối nguy hiểm của loài chim này là Diclofenac, một loại thuốc chống viêm được sử dụng trên động vật đã được thuần hóa.

Gorilla

(ảnh: GG Studios Austria/Shutterstock)
(ảnh: GG Studios Austria/Shutterstock)

Cả hai loài gorilla núi: gorilla ở miền đất thấp phía đông (Gorilla beringei graueri) và gorilla núi (Gorilla beringei beringei) đang đối mặt với những thách thức đáng kể trong môi trường sống bị cô lập của chúng.

Những con gorilla núi có khoảng 680 thành viên sống giữa hai nhóm khác nhau và cả hai đều bị đe dọa từ sự xâm lấn của con người. Loài gorilla ở ở miền đất thấp phía đông đang phải hứng chịu chiến tranh và xung đột tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo, bị giảm số lượng từ 17.000 năm 2995 chỉ còn 3.380 năm 2016.

Cá sấu Trung Quốc

(ảnh: Greg Hume/Wikimedia Commons)
(ảnh: Greg Hume/Wikimedia Commons)

Trong khi số lượng cá sấu Mỹ đang bùng nổ, người anh em châu Á của chúng lại đang gặp nguy hiểm. Có thể chỉ còn 50 con cá sấu Trung Quốc sống trong tự nhiên trong một số ít các ao hồ dọc theo hạ lưu sông Dương Tử ở miền Đông Trung Quốc. Chúng bị mất môi trường sống do hoạt động nông nghiệp và ăn phải các con chuột bị nhiễm độc. Loài này đang được phát triển chủ yếu trong điều kiện nuôi nhốt, với hơn 10.000 con trên toàn thế giới.

Cá voi xanh

(ảnh: anim1754/Wikimedia Commons)
(ảnh: anim1754/Wikimedia Commons)

Loài động vật lớn nhất thế giới này đang gặp rắc rối. Những con cá voi xanh đã bị săn bắt đến gần như tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20. Ngành săn cá voi đã bị cho là bất hợp pháp vào năm 1966, khi đó, số lượng cá voi chỉ còn vài ngàn, giảm xuống từ số lượng trước đó khoảng 240.000.

Ngày nay, số lượng của chúng đã tăng trở lại từ 10.000 đến 25.000 cá thể. Chúng vẫn đang bị đe dọa từ sự ô nhiễm biển bởi các hóa chất như PCB, tiếng ồn từ các tàu thuyền và thiết bị phát sóng siêu âm. Thêm nữa, quá trình nóng lên và axit hóa các vùng biển làm tình hình càng thêm ảm đạm.

Sao la

(Ảnh: Tika)
(Ảnh: Tika)

Sao la hay còn được gọi là “Kỳ lân Châu Á” là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào, được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

Việc khám phá ra loài động vật sừng dài này được coi là một sự kiện có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa học vì chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện trong suốt 100 năm trước đó. Đây cũng là một trong những phát hiện quan trọng về động vật trong thế kỷ 20. Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác số lượng cá thể Sao la còn lại. Tuy nhiên họ cho rằng loài thú quý hiếm này có thể gặp những mối đe dọa đến sinh cảnh và số lượng loài do nạn săn bắt, chúng có thể bị dính bẫy săn các con vật khác như hươu, nai, lợn rừng…

Tê giác đen

te giac den

Trái ngược với tên gọi của mình, tê giác đen có màu xám. Tê giác đen bị săn bắn gần đến bờ vực tuyệt chủng bởi chúng có chiếc sừng vô cùng đặc biệt (có thể phát triển lên đến 60 cm), phần lớn sừng của tê giác đen được sử dụng trong y học cổ truyền và cho việc chế tác dao găm truyền thống ở Yemen.

Rùa Hawksbill

con rua

Rùa Hawksbill sở hữu một lớp mai cẩm thạch tuyệt đẹp. Mai của rùa Hawksbill được khai thác để trở thành nguồn cung cấp duy nhất cho ngành thương mại đồi mồi hay cho những nhu cầu bất hợp pháp về mai, thịt, trứng và chế tác quà tặng… dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ của loài rùa này trong thế kỷ qua. Mặt khác, một mối đe dọa đáng sợ nữa với chúng chính là sự biến đổi của khí hậu toàn cầu.

Gấu trúc khổng lồ

gau-truc-1

Gấu trúc khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng do mất nguồn lương thực chủ yếu của chúng là tre và biến đổi khí hậu. Gấu trúc khổng lồ là động vật khá kén ăn. 99% thức ăn của chúng là tre, khoảng 38kg mỗi ngày. Điều này có ý nghĩa sự sống của gấu trúc được gắn liền với môi trường sống phát triển của tre. Mà nạn phá rừng lấy gỗ, làm đất nông nghiệp, công nghiệp, và ô nhiễm đang xảy ra ngày càng nhiều tại Trung Quốc.

Trên đây chỉ là 15 loài trong một danh sách ngày càng dài các loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của WWF. Điểm sáng duy nhất là loài gấu trúc khổng lồ vừa được ra khỏi danh sách “nguy cấp” (endangered) và được chuyển vào danh sách “sắp nguy cấp” (vulnerable) do số lượng đã tăng lên trở lại.

Hoàng Vũ (T/H)