Dù đã tiêm vắc-xin ngừa virus corona vốn được ca tụng của Trung Quốc, 47 công nhân nước này tại Uganda lại chẩn đoán nhiễm COVID-19, qua đó đặt ra nghi vấn về hiệu quả của các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: PhotobyTawat/Shutterstock)

Hồi tháng 6/2020 vừa qua, rất lâu trước khi các thử nghiệm lâm sàng hoàn thành (hiện đang ở giai đoạn 3), hai ứng viên vắc-xin từ công ty con của Sinopharm là Công ty TNHH Tập đoàn China National Biotec (CNBG) và một của công ty Sinovac Biotech đã được “bật đèn xanh” để được tiêm chủng cho các “công nhân chủ chốt” như một phần nằm trong chương trình sử dụng khẩn cấp bắt đầu vào tháng đó. Tính đến tháng 11/2020, các loại vắc-xin thử nghiệm đã được dùng cho một triệu người ở Trung Quốc.

Những người nhận vắc-xin bao gồm các công dân Trung Quốc chuẩn bị đi nước ngoài, các nhà ngoại giao, sinh viên và ít nhất 56.000 công nhân xây dựng từ các doanh nghiệp nhà nước. Vào tháng 11/2020, tờ Reuters cho biết Sinopharm khoe khoang rằng không ai trong số những người tiêm vắc-xin của họ bị nhiễm bệnh khi ra nước ngoài.

Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Uganda hôm 5/12 vừa qua đã thông báo rằng một công ty Ấn Độ ở Uganda cho biết có 47 công dân Trung Quốc làm việc cho công ty này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Thông báo cho biết phần lớn các trường hợp không có triệu chứng, nhưng “một số ít” gặp phải các triệu chứng của virus, bao gồm sốt, ho, mệt mỏi và tiêu chảy.

Đại sứ quán nhắc nhở những người Trung Quốc ở nước ngoài và các cơ sở do Trung Quốc tài trợ tại Uganda thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng.

Việc 47 công nhân trong một công ty có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona và một số không được tiết lộ có các triệu chứng của bệnh đã làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của các loại vắc-xin thử nghiệm của Trung Quốc. Mặc dù ngành công nghệ sinh học nước này khẳng định rằng việc tiêm chủng trên quy mô lớn đã được thực hiện theo các quy định về sử dụng khẩn cấp là an toàn và hiệu quả, nhưng những chuyên gia chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm virus corona “chính thức” rất thấp ở Trung Quốc sau tháng 5/2020 và thiếu dữ liệu về những người được tiêm chủng không ủng hộ những khẳng định này.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8/2020, Chủ tịch Tập đoàn Sinopharm Liu Jingzhen tuyên bố rằng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2020. Ông cũng cho biết một liều chỉ có giá vài trăm nhân dân tệ và sẽ mang lại hiệu quả 100%. Trong khi đó, tỷ lệ hiệu quả của các vắc-xin thử nghiệm của Pfizer, Moderna và Astra Zeneca trong thử nghiệm giai đoạn ba lần lượt chỉ ở mức 95%, 94,5% và 70%.

Khi các thông tin bắt đầu lan truyền về hiệu quả của 3 loại vắc-xin phương Tây, thì 5 ứng viên vắc-xin của Trung Quốc mới bước vào giai đoạn ba của thử nghiệm lâm sàng trên người. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc và nhà dịch tễ học Trung Quốc Zhong Nanshan đã cố gắng thu hút sự chú ý toàn cầu bằng cách ca ngợi hiệu quả của vắc-xin sản xuất trong nước của họ.

Đợt bùng phát mới nhất trong số các công nhân Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi không chỉ về hiệu quả của vắc-xin nước này trong việc ngăn ngừa lây truyền dịch bệnh mà còn cả sự phát triển của các triệu chứng.

Theo Taiwan News,

Phan Anh

Xem thêm: