Hôm 2/6 vừa qua, một tổ chức có trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan), đã đệ đơn kiện yêu cầu TikTok bồi thường khoản tiền 1,7 tỷ USD, trong đó tuyên bố rằng Tik Tok đã “không đảm bảo an toàn và quyền riêng tư của trẻ em”, đồng thời vi phạm pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) về thu thập dữ liệu.

TikTok
(Ảnh minh họa: MAYUMI NASHIDA/Shutterstock)

Tổ chức Nghiên cứu Thông tin Thị trường (SOMI), đại diện cho 64.000 phụ huynh ở Hà Lan, đã đệ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại khoản tiền 1,4 tỷ Euro (tương đương 1,7 tỷ USD) đối với TikTok.

Thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), ứng dụng tạo và chia sẻ video ngắn TikTok lần đầu tiên được nhiều người biết đến ở châu Á, hiện đang có một lượng lớn người dùng ở phương Tây. Ước tính ứng dụng này có khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ người dùng, và phổ biến ở các trường học trên toàn thế giới.

SOMI tuyên bố rằng TikTok đãkhông xin phép một cách phù hợp khi thu thập dữ liệu người dùng là trẻ em, thêm vào đó nền tảng truyền thông xã hội này đã không có mấy đóng góp trong việc bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, SOM cònI tuyên bố rằng TikTok đã thu thập nhiều dữ liệu hơn mức cần thiết, qua đó vi phạm luật của EU.

Ông Cor Wijtvliet, một trong những người sáng lập SOMI, cho biết tổ chức này và các tổ chức liên quan của EU đã gửi thư khiếu nại đến TikTok, nhưng không đạt được kết quả thực chất nào.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương Hà Lan, một nhân viên của TikTok cho biết bảo mật dữ liệu cá nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty.

Người này cũng nói thêm rằng TikTok cung cấp cho phụ huynh quyền truy cập vào tài khoản của con họ để họ có thể kiểm soát tài khoản của trẻ em dưới 16 tuổi, và TikTok chỉ cho phép trẻ em từ 13 tuổi trở thành thành viên của nền tảng với sự đồng ý của cha mẹ.

Trên thực tế, một số thử thách nguy hiểm phổ biến xuất hiện trên TikTok đã khiến cho nhiều bạn trẻ bắt chước một cách mù quáng, từ đó dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc. Mặc dù TikTok cho biết không cho phép chia sẻ bất kỳ nội dung nào mà trong đó khuyến khích người dùng thực hiện các thử thách nguy hiểm trên nền tảng ứng dụng.

Ví dụ: Blackout Challenge (thử thách hôn mê) thách thức khả năng nín thở của các người dùng TikTok cho đến khi họ bất tỉnh. Trên thực tế, đã từng có trường hợp trẻ em chết não khi chơi thử thách này. Một trò chơi khác có tên Skull Breaker Challenge (thử thách đập vỡ đầu lâu), đã gây ra nhiều thương vong cho thanh thiếu niên. Cụ thể, một cô gái 16 tuổi ở Brazil đã tử vong do những vết thương nặng ở đầu, trong khi thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia đã bị chấn thương đầu và gãy xương cổ tay.

Vào hôm 13/5 vừa qua, một cô bé 13 tuổi ở Portland, Oregon khi tham gia thử thách chơi với lửa TikTok đã bị tai nạn khiến cô bé bị bỏng nặng và suýt mất mạng.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: