Đền Angkor Wat là biểu tượng của đất nước Chùa tháp. Nhiều người tin rằng nó được xây dựng bởi đế quốc Khmer vào thế kỷ XII. Nhưng sự thực rất có thể không phải như vậy. 

Nếu những người Ai Cập rất tự hào về các kim tự tháp Ai Cập trên cao nguyên Giza thì những người dân Campuchia cũng tự hào không kém vì quần thể di tích Angkor trong đó có đền Angkor Wat. Thậm chí đây còn được coi là biểu tượng của Campuchia và được in hình trên lá cờ của nước này. 

Hiện nay, người ta cho rằng quần thể đền Angkor Wat do những người Khmer bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ XIII. Tuy nhiên, nếu xem xét cẩn thận, ta thấy rằng  nhận định này là không phù hợp. 

Đền Angkor Wat – khu tổ hợp với những kiến trúc đá vĩ đại 

Angkor, quần thể di tích của Campuchia ở phía tây bắc Biển Hồ, thuộc tỉnh Xiêm Riệp được UNESCO ghi nhận là quần thể di tích tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 1.000 ngôi đền với quy mô khác nhau. Angkor bao gồm 2 cụm quần thể cách nhau 1,7km là Angkor Wat và Angkor Thom.

Angkor Wat là một cụm các công trình tôn giáo cực lớn với diện tích lên đến 162,6 hecta, tức 1,626 triệu m2.[1] Còn Angkor Thom là di tích thủ đô lâu đời và lớn nhất của Đế chế Khmer với diện tích lên đến hơn 9 km2. [2]

đền Angkor Wat
Angkor gồm 2 cụm quần thể Angkor Wat và Angkor Thom cách nhau 1,7km. (Ảnh: Wikipedia)

Theo nghĩa hiện đại, Angkor Wat, nghĩa là “Thành phố của những ngôi Đền”. Tổ hợp kiến trúc này chủ yếu được xây từ đá sa thạch, là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Angkor Wat nằm phía trong một con kênh và lớp tường bao quanh dài 3,6 km, khu chính điện có ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. 

đền Angkor Wat
Angkor Wat là quần thể kiến trúc với diện tích hơn 1,6 triệu m2. (Ảnh: Shutterstock)

Đền Angkor Wat được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.

Tháp trung tâm của Angkor Wat cao 65m, cao hơn bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng trước thế kỷ XV. Bên dưới các tòa tháp lớn là các đường hành lang dài hun hút, mát lạnh với các khối phù điêu sống động.

đền Angkor Wat
Tháp trung tâm của Angkor Wat cao đến 65m, cao hơn bất kỳ tháp chuông nhà thờ nào có trước thế kỷ XV. (Ảnh: Shutterstock)

Angkor Thom nằm cách thành phố Xiêm Riệp 7,2 km về phía Bắc. Các bức tường thành (cao 8m, dài 3km, bên ngoài là hào nước) bao quanh một khu vực rộng 9km². Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. 

đền Angkor Wat
Một góc của đền Bayon tại Angkor Thom. (Ảnh: Upanut Arunoprayote/Wikipedia)

Các nhà sử học cho rằng người Khmer đã xây dựng Angkor Wat

Theo các nhà sử học hiện nay, vua Khmer Suryavarman II trị vì Đế quốc Khmer từ năm 1113 đến 1145 được coi là người đã xây dựng đền Angkor Wat trong suốt những năm ông tại vị và vua Jayavarman VII, người trị vì Đế quốc này giai đoạn 11811215 được coi là người đã xây dựng cụm công trình Angkor Thom và đền Bayon.

So với Angkor Wat, Angkor Thom bị đổ nát khá nhiều và trình độ kiến trúc cũng thua kém xa. Theo các văn vật khai quật được, thì vua Jayavarman VII có khả năng là người thực sự đã xây dựng một phần đáng kể thành Angkor Thom vì kiến trúc đậm chất Phật giáo của tổ hợp công trình này, trong khi ông được ghi nhận là vị vua Khmer duy nhất theo Phật giáo. Cũng có nhiều ngôi chùa thấp được xác nhận là được vua Jayavarman VII xây dựng để tôn vinh cha mẹ, đồng thời cũng là nơi thực hiện các nghi lễ của Phật giáo. 

Tuy nhiên, lý do vua Suryavarman II được coi là đã xây dựng Angkor Wat có lẽ chỉ vì người ta tìm thấy bức phù điêu khắc hình ông với Angkor Wat (hình dưới) được tìm thấy trong quần thể di tích này sau khi nó được khám phá vào năm 1860. 

đền Angkor Wat
Bức phù điêu chạm chắc hình vua Suryavarman II với Angkor Wat. (Ảnh: Wikipedia)

Nhưng, so với sự vĩ đại, tinh xảo, phức tạp của Angkor Wat thì bức phù điêu về Suryavarman II lại quá đơn giản, nhỏ bé và mờ nhạt. Làm sao một người đã sáng tạo ra một công trình vĩ đại lại có thể được lưu danh theo hình thức này? 

Liệu các vị vua Khmer có thực sự xây dựng đền Angkor Wat?

Một trong những du khách phương Tây đầu tiên đến thăm ngôi đền Angkor Wat là António da Madalena – một giáo sĩ người Bồ Đào Nha – người đã đến thăm ngôi đền vào năm 1586. Kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự vĩ đại của Angkor, António đã viết: “đó là công trình xây dựng đặc biệt đến mức không thể miêu tả nó bằng bút mực, đặc biệt là vì nó không giống bất cứ công trình xây dựng nào trên thế giới. Nó có các tòa tháp, các họa tiết và các đường nét tinh tế mả chỉ những thiên tài mới có thể thực hiện được.”

Sau khi đế chế Khmer lụi tàn, Angkor Wat dần bị quên lãng. Vào năm 1860, Angkor Wat được nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot phát hiện ra từ bên trong khu rừng rậm. Nói về đền Angkor Wat, Mounhot viết: 

“Một trong những ngôi đền này, đối thủ của Solomon (ngôi đền thờ huyền thoại trước công nguyên của Do Thái giáo), và được xây dựng bởi một số Michelangelo cổ đại, có thể chiếm một vị trí danh dự bên cạnh những tòa nhà đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn bất cứ thứ gì mà Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta, và thể hiện một sự tương phản đáng buồn với tình trạng man rợ mà quốc gia này hiện đang chìm đắm.” [6]

Mouhot, giống như những du khách phương Tây ban đầu khác, cảm thấy khó tin rằng người Khmer có thể đã xây dựng ngôi đền và nghĩ rằng niên đại của nó vào khoảng cùng thời đại với La Mã cổ đại. 

Lịch sử thực sự của Angkor Wat được ghép lại với nhau từ các bằng chứng về phong cách và đồ vật tích lũy được trong quá trình dọn dẹp và phục hồi sau đó. Không có nơi ở hay nhà ở thông thường hoặc các dấu hiệu định cư khác, bao gồm dụng cụ nấu ăn, vũ khí, hoặc quần áo thường được tìm thấy ở các di chỉ trong Angkor Wat để chứng minh cho việc người Khmer đã xây dựng nó vào thế kỷ XIII. Thay vào đó chỉ có bằng chứng của chính các di tích. 

Cần phải biết rằng thời trị vì của Suryavarman II là khoảng thời gian Đế quốc Khmer đã trên con đường lụi tàn, thậm trí ông còn được cho là thua trận và chết trong trận chiến khi cố gắng xâm chiếm Đại Việt nước ta vào năm 1245. Và năm 1250, Vương quốc Champa cũng đã chiếm đóng Khmer trong một thời gian ngắn. Vậy rất khó để Suryavarman II có thể xây dựng Angkor Wat như các nhà sử học vẫn nhìn nhận.

Lịch sử Việt Nam có ghi chép rằng để có kinh phí xây dựng Lăng Khải Định với diện tích rất khiêm tốn 5.674m2, năm 1920 vua Khải Định đã phải tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. 

Cũng cần lưu ý rằng, để xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh có diện tích chưa đến một nửa so với Angkor Wat, người Trung Quốc vào thế kỷ XV khi đó cũng cần sử dụng đến 1 triệu công nhân, trong đó có hơn 100 ngàn thợ thủ công xây dựng liên tục trong 14 năm. Rất khó có thể hình dung rằng trong thế kỷ XII, người Khmer lại có tiềm lực ngang bằng hoặc hơn so với Trung Quốc ở thế kỷ XV, để có thể xây dựng được đền Angkor Wat vĩ đại.

Như vậy, có cơ sở để khẳng định rằng đền Angkor Wat không được xây dựng bởi người Khmer những năm 1100 như người ta vẫn nhìn nhận. Vậy ai là chủ nhân thực sự của Angkor Wat?

Angkor Wat nằm trên 1 “đường kinh mạch trái đất” nối liền các công trình cổ đại 

Vài chục năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện rằng có nhiều công trình cổ đại nổi tiếng trên Trái Đất đều nằm trên một đường thẳng (còn gọi là đường ley –  ley line) chạy vòng quanh trái đất. Và không chỉ có một đường như vậy xuất hiện. 

Một trong những đường như vậy chạy qua Đảo Phục Sinh, kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, Angkor Wat, kinh đô Persepolis của Đế quốc Ba Tư cổ đại, thành phố cổ Mohenjo-Daro, đền thờ thần Ammon trên ốc đảo Siwa, thành phố bị thất lạc Petra—một trong bảy kỳ quan mới của thế giới cổ đại, thành phố Ur của nền văn minh Sumer cổ đại, vùng Biển Chết ở gần Địa Trung Hải, dãy núi Himalaya, sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc, và khu di tích được một số người nhìn nhận là lục địa Atlantis trong huyền thoại… (xem video ở dưới) 

Điều đáng kinh ngạc là đường tròn bí ẩn này đã liên kết các địa danh này trong một khoảng sai số không vượt quá 1/10 của một độ vĩ độ, với tâm vòng tròn đặt ở miền đông nam bang Alaska, Mỹ.

Ngày nay, nhiều người gọi những đường ley này là kinh mạch của trái đất, vì nó chạy qua những công trình cổ đại có kiến trúc phi thường và vô cùng bí ẩn. 

Rốt cuộc thì ai là người đã xây đền Angkor Wat?

Hẳn đến lúc này, bạn đọc đã rất sốt ruột muốn biết rằng ai là người thực sự xây dựng Angkor Wat?

Nhiều người trong chúng ta đã biết rằng các công trình nằm trên đường ley có chạy qua Angkor Wat được cho là những công trình đặc biệt và không thể được tạo dựng bởi người cổ đại trong nền văn minh 5.000 năm lần này của chúng ta, ví dụ như hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, các tượng đá trên Đảo Phục Sinh, thành phố Ur của người Summer

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng các Kim tự tháp và tượng nhân sư trên cao nguyên Giza Ai Cập có dấu hiệu bị ngập trong nước biển hàng nghìn năm với các biểu hiện xói mòn của nước biển, dẫn đến giả thuyết rằng các công trình này hẳn phải được xây dựng lâu hơn 2.500 năm TCN rất nhiều. 

Ngoài ra, so với 3 đại Kim tự trên cao nguyên Giza có chiều cao hơn 100m và kiến trúc rất bền vững, các Kim tự tháp khác ở Ai Cập thấp hơn nhiều, có kiến trúc xấu hơn, rất không bền vững và cũng không có dấu hiệu bị ngập trong nước biển.

Điều này đã dẫn đến cách lý giải rằng 3 đại Kim tự tháp được xây dựng bởi nền văn minh tiền sử – có trước nền văn minh 5 nghìn năm lần này của nhân loại chúng ta. Còn các kim tự tháp nhỏ hơn thực sự được người Ai Cập trong nền văn minh lần này của chúng ta mô phỏng và xây theo. Điều này đã gây lẫn lộn cho người đời sau về xuất xứ thực sự của các Kim tự tháp. 

>> Ai mới là người thực sự xây dựng các Đại Kim tự tháp Ai Cập? 

đền Angkor Wat
Các kim tự tháp nhỏ bên cạnh 3 đại Kim tự tháp rất nhỏ, xấu và không bền vững về kiến trúc. (Ảnh: Wikipedia)

Đến giờ, quý độc giả cũng có thể hình dung được rằng, rất có thể Angkor Wat đã được xây dựng bởi những người thuộc nền văn minh tiền sử, không phải bởi Đế quốc Khmer vào thế kỷ thứ XIII. Nhưng liệu có chứng cứ đáng tin nào cho nhận định này không? Câu trả lời là có và nó ở ngay dưới đây:

Vào năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác đã kết luận rằng quần thể Angkor là trung tâm của một thành phố tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới.

Thành phố này có một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp kết nối một khu đô thị rộng từ 1.000 đến 3.000km2, tới những ngôi đền nổi tiếng ở trung tâm của thành phố. [3] Thành phố này được coi là một “thành phố thủy lực” (hydraulic city) vì có một mạng lưới quản lý nước phức tạp, được sử dụng để ổn định, lưu trữ và phân tán nước một cách có hệ thống [4] nhằm phục vụ sản xuất và sinh sống của lượng dân số từ 750.000 đến 1 triệu người. 

Angkor Wat
Thành phố tiền công nghiệp với diện tích tối thiểu 1.000km2 với khu vực Angkor là trung tâm được phát hiện gần đây. (Ảnh: Damian Evans và đồng nghiệp/PNAS)

Nếu thành phố này thực sự tồn tại vào những năm 1100 và bị lụi tàn sau khi Đế quốc Khmer bị xóa sổ vào năm 1431 và nó đủ sức xây dựng được Angkor Wat thì văn minh của người Khmer hẳn sẽ được lưu truyền đến ngày nay và khi đó, chắc chắn Khmer là nước hùng cường và văn minh nhất thế giới. Nhưng rõ ràng lịch sử thế giới của chúng ta không biết đến điều này. 

Như vậy, chỉ có thể khẳng định rằng thành phố “tiền công nghiệp” có chứa Angkor Wat là một thành phố tiền sử. 

Hay, ta có thể nhận định rằngAngkor Wat là một công trình xây dựng bởi người tiền sử – những người xuất hiện trước nền văn minh 5.000 năm lần này của chúng ta.

Rất có thể, một phần của Angkor Thom cũng là các công trình tiền sử. Việc các vị vua Khmer xây dựng các công trình mới của Angkor Thom (có chất lượng và độ bền kém hơn) đã khiến cho người đời sau không thể phân biệt được đâu là sự thật. Điều này cũng tương tự như trường hợp Kim tự tháp Ai Cập. 

Lịch sử nhân loại chứa đựng bao điều bí ẩn và hoàn toàn vượt xa khỏi trí tưởng tượng của con người hiện đại. Có lẽ chúng ta cần thoát khỏi lối tư duy cố hữu, những định kiến và những điều được học trong sách vở. Có như vậy, ta mới có thể nhận thức và lý giải một cách rõ ràng và minh xác về nguồn gốc thực sự của những công trình như Angkor Wat.  

Video về đường ley đi qua Angkor Wat:

>> Sốc: Các bằng chứng khẳng định Angkor Wat được xây bởi người tiền sử

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

[1] “Largest religious structure”. Guinness World Records. Retrieved 29 April 2016.

[2] Higham, C., 2014, Early Mainland Southeast Asia, Bangkok: River Books Co., Ltd., ISBN 9786167339443

[3] Evans et al., A comprehensive archaeological map of the world’s largest pre-industrial settlement complex at Angkor, Cambodia, Proceedings of the National Academy of Sciences of the USA, August 23, 2007.

[4] Evans, D., Pottier, C., Fletcher, R., Hensley, S., Tapley, I., Milne, A., & Barbetti, M. (2007). A comprehensive archaeological map of the world’s largest pre-industrial settlement complex at Angkor, Cambodia. Proceedings of the National Academy of Sciences, 104(36), 14277-14282.

[5] Higham, The Civilization of Angkor pp. 1–2.

[7] J. Hackin; Clayment Huart; Raymonde Linossier; Raymonde Linossier; H. de Wilman Grabowska; Charles-Henri Marchal; Henri Maspero; Serge Eliseev (1932). Asiatic Mythology:A Detailed Description and Explanation of the Mythologies of All the Great Nations of Asia. tr. 194.

[8] Daguan Zhou (2007). A Record of Cambodia: The Land and Its People. Translated by Peter Harris. Silkworm Books.