Cuối tuần trước, “Phong trào Giấy trắng” tại Trung Quốc nở rộ, người dân xuống đường biểu tình khắp nơi. Hòa vào không khí đó, tổ chức tin tặc Anonymous cũng lên tiếng ủng hộ người biểu tình bằng cách phát động một làn sóng chiến tranh mạng khác. 

Anonymous là một nhóm tin tặc đến từ các quốc gia khác nhau và đây là một tổ chức tự phát của các công dân. Trên Twitter, tổ chức này đã công khai ủng hộ Phong trào Giấy trắng tại Trung Quốc bùng nổ gần đây, đồng thời đẩy mạnh các khẩu hiệu như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ đài bằng hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh. Anonymous cũng nhấn mạnh trên Twitter rằng lần này họ đứng về phía người dân Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cư dân mạng đăng lại các bài viết trên Twitter của họ để cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) biết rằng Chính phủ không có quyền tước đoạt các quyền con người cơ bản của công dân.

Ngoài các cuộc tuần hành biểu tình ngoài đời thực, Anonymous còn mở ra một sân chơi mới trên Internet và sử dụng hastag “Phong trào Giấy trắng” (#OpWhitePaper) để gắn nhãn chủ đề. Trên thực tế, Anonymous đã từng hào hứng viết “X ông ta X Tập Cận Bình”“Hãy để Đài Loan yên, hãy để Trung Quốc yên”; hiện tại, tiếng nói trên Internet vẫn chưa gây tiếng vang lớn, cứ cách một giờ, Anonymous lại đăng tweet, hoặc một giờ đăng vài tweet, hy vọng có được sự ủng hộ của nhiều người hơn nữa.

Tổ chức tin tặc Anonymous cũng tiết lộ danh sách số điện thoại và tên của “các sĩ quan cảnh sát, chính quyền cấp cao của Trung Quốc” trên Twitter, bao gồm các sĩ quan cảnh sát Thượng Hải, Đảng viên ĐCSTQ ở Thượng Hải và các quan chức cấp cao của tỉnh Quảng Đông, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, Anonymous còn đăng tải video trang web của chính quyền Trung Quốc bị hack, chỉ thấy màn hình liên tục hiện ra địa chỉ trang web của chính quyền Trung Quốc. Họ dùng hành động thực tế để phá bỏ “tường lửa” Internet của Trung Quốc.

ĐCSTQ đàn áp “Phong trào Giấy trắng”, sinh viên ở nước ngoài lên tiếng ủng hộ

Phong trào Giấy trắng diễn ra ở Trung Quốc đã lan rộng ra toàn thế giới, vẫn có những sinh viên ở Trung Quốc không sợ bị ĐCSTQ bắt giữ và tiếp tục đấu tranh. Đồng thời, sinh viên quốc tế đoàn kết hơn bao giờ hết, họ tự động và tự phát lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình của người dân trong nước.

Theo tờ Financial Times của Anh, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã theo dõi hơn 40 cuộc biểu tình công khai tại 22 thành phố lớn của Trung Quốc kể từ sau vụ hỏa hoạn thảm khốc tại một tòa nhà dân cư ở Urumqi (Tân Cương) vào ngày 27/11. Từ biểu tình chống lại các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, nó đã phát triển thành thành yêu cầu tự do chính trị.

Theo thông tin do Đài Á Châu Tự Do tổng hợp, tính đến ngày 30/11, 10 trường đại học và 6 địa điểm (bao gồm cả Đại sứ quán ĐCSTQ) ở châu Mỹ gồm Đại học Columbia và Đại học Harvard; 4 trường đại học bao gồm Đại học Oxford và 20 địa điểm (bao gồm cả Đại sứ quán ĐCSTQ); 3 trường đại học tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Đại học Hồng Kông và 7 địa điểm đã tổ chức các hoạt động lên tiếng ủng hộ.