Apple phải chăng lặng lẽ hợp tác với Bắc Kinh đối phó người dân?

Gần đây, Apple đã hạn chế chức năng AirDrop, chức năng từng rất hữu dụng trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông trước đây, cùng một loạt các động thái khác, khiến người ta nghĩ rằng phải chăng Apple đang lặng lẽ hợp tác với Bắc Kinh?

Biểu tình ở Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình video)

Trong bối cảnh ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ tất cả các đường truyền thông tin —điện thoại, Internet, chat, mạng xã hội,…— thì chức năng AirDrop trở nên vô cùng hữu dụng nhất là trong các cuộc biểu tình, vì nó cho phép các thiết bị chạy iOS của Apple —iPhone, iPad, và Mac— có thể trực tiếp chia sẻ các tệp tin video hay ảnh trong khoảng cách gần mà không cần thông qua bất kỳ cơ sở hạ tầng truyền thông nào khác làm trung gian. Những cuộc biểu tình đòi dân chủ mấy năm trước ở Hồng Kông, người dân đã dùng chức năng này để truyền tay nhau các video và hình ảnh, từ đó lan rộng ra ngoài, mà ĐCSTQ không sao có thể kiểm soát được. Vô cùng thuận tiện.

Mấy ngày trước đây liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình đòi tự do chính trị và chống chính sách phong tỏa nghiêm ngặt vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), khiến người ta không thể không nhớ đến AirDrop, và việc Apple lặng lẽ hạn chế chức năng này cách đây không lâu, như QuartzWashington Examiner nhận định.

Hạn chế AirDrop chỉ có từ phiên bản iOS 16.1.1, phát hành hôm 9/11, và cũng chỉ hạn chế nhắm tới các iPhone bán vào thị trường Trung Quốc. Thay vì liệt kê các tính năng mới cho bản cập nhật như thường lệ, Apple chỉ nói: “Bản cập nhật này bao gồm các bản sửa lỗi và cập nhật bảo mật và được khuyến nghị cho tất cả người dùng.”

Sau khi cập nhật, chức năng AirDrop “Everyone” không thể chạy liên tục như trước nữa, mà chỉ chạy 10 phút mỗi lần.

Nếu tất cả các thiết bị của Apple trên toàn thế giới đều giống nhau ở điểm này, thì có thể mọi người sẽ không chú ý lắm. Nhưng mà, chức năng bị hạn chế này chỉ nhắm vào iPhone được bán ở Trung Quốc Đại Lục. Điều này buộc người ta phải tự hỏi, phải chăng Apple đang hợp tác với chính sách đàn áp của ĐCSTQ?

Báo cáo cũng cho biết đây không phải là lần đầu tiên Apple hợp tác với chính sách đàn áp của chính quyền Bắc Kinh. Năm 2019, Apple đã thẳng tay xóa khỏi Apple App Store một ứng dụng mà những người biểu tình chống dẫn độ ở Hồng Kông dùng để chia sẻ thông tin vị trí của người biểu tình và cảnh sát. Năm ngoái, Apple đã cấm khách hàng trao đổi thông điệp về các sự kiện chính trị, bao gồm quyền bầu cử và vụ Thảm sát Thiên An Môn, trên các thiết bị của Apple ở Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc.

Không dừng ở đó. Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là ông chủ mới của Twitter, gần đây đã tiết lộ trong một loạt tweet rằng Apple đã đe dọa xóa ứng dụng Twitter khỏi cửa hàng ứng dụng (Apple Store), nhưng không giải thích lý do tại sao. Ông cũng cho hay rằng Apple đã rút hầu hết các quảng cáo của mình khỏi Twitter. Ông Musk thời gian vừa qua đã triển khai một loạt các cải tổ ngay sau khi tiếp quản Twitter, trong đó có việc loại bỏ những phần chặn thông tin chính trị do chủ cũ lập ra. Hiện nay, trên tài khoản Twitter của Apple, đang không còn bất kỳ tweet nào.

Ông Musk đã tiến hành một cuộc thăm dò trên Twitter, đặt câu hỏi “liệu Apple có nên công bố tất cả các hành động kiểm duyệt có ảnh hưởng đến khách hàng của mình hay không”.

 

Tiêu chuẩn kép lộ liễu của Apple trên TikTok

Quan trọng nhất, trong khi Apple lo ngại về sự hiện diện của Twitter trong App Store, công ty đã không có bất kỳ hành động nào chống lại phiên bản TikTok quốc tế.

Vào tháng 6, Brendan Carr, Ủy viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa tại FCC, đã viết một bức thư ngỏ tới Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai. Trong bức thư ngỏ, ông kêu gọi hai công ty xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tương ứng của họ vì ứng dụng này “thu thập một lượng lớn số liệu nhạy cảm” từ người dùng Hoa Kỳ.

Bức thư của ông Carr trích dẫn rất nhiều báo cáo của BuzzFeed rằng nhân viên TikTok ở Trung Quốc bị nghi ngờ truy cập trái phép dữ liệu của người dùng Hoa Kỳ. Ông Carr cho biết khả năng video của ứng dụng chỉ là cái vỏ “da cừu” phủ ngoài bản chất con sói của nó, “TikTok thu thập một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm, bao gồm lịch sử tìm kiếm và duyệt web của người dùng, cũng như thông tin sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt, dấu vân tay và giọng nói. Cả hai đều vi phạm Chính sách bảo mật”.

Thiên Đức

Published by
Thiên Đức

Recent Posts

Israel không kích Iran sẽ tác động gì đến giá dầu, giá vàng và chứng khoán?

Hôm 19/4, Israel bị cáo buộc phát động phản công Iran, điều này khiến nhà…

5 giờ ago

Quá nhiều hay quá ít vitamin D đều có thể gây xơ cứng động mạch

Vitamin D là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người, giúp…

7 giờ ago

Ba Lan bắt nghi phạm liên quan đến ‘âm mưu ám sát ông Zelensky’

Một người đàn ông Ba Lan đã bị bắt vì cáo buộc cố gắng giúp…

12 giờ ago

Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Công an khởi tố ông Lê Tùng Vân

Công An Long An khẳng định ông Lê Tùng Vân phạm tội Loạn luân. Tuy…

12 giờ ago

Học cách tạo sự yên tĩnh cho bản thân để lắng nghe nhiều hơn

Càng im lặng, bạn càng nghe được nhiều hơn. Tắt điện thoại, ngừng đọc, ngừng…

12 giờ ago

Telegram, Signal, WhatsApp và Threads bị gỡ bỏ tại Trung Quốc

Apple cho biết vào ngày 19/4 rằng họ đã gỡ bỏ ứng dụng WhatsApp và…

13 giờ ago