Thứ trưởng Tư pháp Ba Lan đã kêu gọi Mỹ bảo vệ “mọi công dân” trước sự kiểm duyệt của Big Tech (các hãng công nghệ lớn) trên phương tiện truyền thông xã hội, trong bối cảnh Ba Lan đang chuẩn bị các luật mới nhằm thực thi những tiêu chuẩn tự do ngôn luận trực tuyến.

Big Tech
(Ảnh minh họa: Koshiro K/Shutterstock)

Nhà lập pháp Ba Lan Sebastian Kaleta cho biết thật “đáng lo ngại” khi “nội dung về Cơ đốc giáo hoặc yêu nước” ngày càng bị các Big Tech thống trị trên phương tiện truyền thông xã hội coi là “ngôn từ kích động thù địch” và rằng các bài diễn thuyết công khai không nên bị kiểm soát bởi “người kiểm duyệt ẩn danh”.

Ông Kaleta giải thích rằng trong khi các nước châu Âu khác, chẳng hạn như Pháp (đứng đầu là Tổng Thống Emmanuel Macron) và Đức (đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Angela Merkel), đã điều chỉnh các Big Tech theo cách cho phép họ “buộc mạng xã hội xóa một số nội dung”, Ba Lan đang tiếp cận quảng trường công cộng trực tuyến theo con đường ngược lại, với luật “ngăn nội dung hợp pháp không bị kiểm duyệt.”

Vị Thứ trưởng Tư pháp Ba Lan phát biểu trên đài truyền hình Mỹ Glenn Beck rằng: “Nhiều nhà xuất bản, nhiều chính trị gia hiện đang quan tâm đến ý tưởng chủ đạo (concept) của chúng tôi, bởi vì chúng tôi thấy rằng quyền tự do ngôn luận đang bị đe dọa và chúng tôi muốn bảo vệ nó,” ông ám chỉ lệnh cấm hàng loạt đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước lễ nhậm chức của ông Joe Biden và lịch sử đen tối của Ba Lan khi bị kiểm duyệt dưới chế độ Cộng sản.

Trong khi nhiều người bảo thủ nói rằng họ chấp nhận về việc Big Tech có quyền cấm (dù người dùng có biết việc họ bị cấm hay không), hạn chế hoặc xóa nội dung của người dùng mạng xã hội, dù cho điều này có miễn cưỡng, bởi họ là những “công ty tư nhân”, ông Kaleta lấy ví dụ về mạng lưới điện thoại để so sánh.

Các doanh nghiệp này cũng khởi đầu là các doanh nghiệp tư nhân, ông lập luận trong cuộc phỏng vấn trên podcast của mình, nhưng đã phát triển thành các tiện ích công cộng được quản lý với sự giám sát một cách dân chủ khi việc sử dụng chúng trở nên phổ biến – và việc cấm mọi người sử dụng điện thoại vì bày tỏ những ý kiến “sai trái” ​​trong khi sử dụng chúng.

“Có rất nhiều mối nguy hiểm trong các công ty Big Tech mà chúng ta phải đối mặt,” ông bày tỏ lo ngại về việc tạo ra các “công ty độc quyền” mà từ đó “mọi công dân phải được bảo vệ; quyền của mỗi người trong chúng ta cần được bảo vệ… để bảo tồn nền dân chủ.”

Ông Kaleta trước đây đã giải thích chi tiết về những điểm này trong một bài báo đăng trên tờ Newsweek, trong đó nhắc lại cách mà “Ba Lan đã phải chịu đựng dưới chế độ Cộng sản do Liên Xô áp đặt trong 45 năm và chịu đựng hàng thập kỷ kiểm duyệt” và do đó ông “đặc biệt nhạy cảm với bất kỳ nỗ lực nào nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận.”

“Chúng tôi không tìm kiếm sức mạnh để xóa bất kỳ nội dung nào khỏi mạng xã hội; thay vào đó, chúng tôi chỉ đơn giản muốn đảm bảo rằng nội dung hợp pháp không bị xóa,” ông nhấn mạnh, giống như khi tranh luận về vấn đề này trên podcast.

“Ở Ba Lan, chúng tôi đã chứng kiến trong sự sợ hãi khi một tập đoàn gồm các công ty Big Tech độc quyền, mạnh mẽ hơn bao giờ hết đã làm điều mà trước đây không thể tưởng tượng được: hạ bệ một tổng thống Mỹ đang tại vị,” ông Kaleta cho hay, nhấn mạnh rằng các lập luận “bảo thủ” thông thường chống lại quy định bây giờ đã lỗi thời.

“Đáng buồn thay, trong nhiều năm, tất cả chúng ta đều được nói rằng các công ty tư nhân được quyền hành động theo ý họ. ‘Nếu bạn không thích mạng xã hội của chúng tôi, chỉ cần xây dựng mạng xã hội của riêng bạn,’ quả là một lời châm biếm cũ rích. Nhưng việc loại bỏ Parler nhanh chóng đã kết thúc cuộc tranh cãi này một lần và mãi mãi,” ông than thở.

“Với việc Amazon từ chối cung cấp dịch vụ cho Parler và Apple, Google đồng loạt xóa Parler khỏi các kho ứng dụng của họ, Big Tech đã giết chết đối thủ trước khi họ có thể ra đi một cách có ý nghĩa,” ông chỉ ra.

Đối với chính khách người Ba Lan, “việc đảm bảo nhờ vào công dân để chống lại sự chuyên quyền của Big Tech là bước đầu tiên trong việc định hướng Internet hướng tới lợi ích công cộng” và “việc loại bỏ tiếng nói độc đoán và thậm chí cả các công ty khỏi Internet sẽ cho thấy một cách rõ ràng rằng các công ty truyền thông xã hội không chỉ là nền tảng, mà còn là nhà xuất bản – và không chỉ đơn thuần là nhà xuất bản, mà còn là người giám sát (gatekeeper) độc quyền trong việc truyền tải thông tin một cách nhanh chóng đến công chúng nói chung.”

“2000 năm trước, diễn viên hài người La Mã Juvenal đã hỏi, ‘Ai sẽ giám sát những người giám sát?’ Trong trường hợp của Big Tech, tôi tin rằng câu trả lời nằm ở con người,” ông nói, lặp lại những lập luận tương tự của nhà bình luận James Pinkerton trên tờ Breitbart News.

Dự thảo luật riêng của Ba Lan về kiểm duyệt mạng xã hội sẽ chỉ ra rằng người dùng mạng xã hội có quyền khiếu nại với các lệnh cấm và xóa nội dung mà các công ty công nghệ đưa ra, với khả năng khiếu nại nhiều hơn nữa đến Ủy ban tự do ngôn luận (Free Speech Board) mới do cơ quan lập pháp Ba Lan chỉ định.

Ủy ban Tự do Ngôn luận này sẽ được trao quyền để ra lệnh khôi phục các tài khoản và bài đăng nếu phát hiện thấy người dùng bị phạt vì phát ngôn hợp pháp, đồng thời thu khoản tiền phạt lên tới khoảng 13,4 triệu USD đối với những công ty không tuân thủ các quy định.

Chính phủ Hungary, liên kết chặt chẽ với chính phủ Ba Lan, cũng đã tuyên bố sẽ hành động chống lại hành vi cấm phát ngôn trên mạng của “Cơ đốc giáo, người bảo thủ và phe cánh hữu.”

Theo Breitbart,

Phan Anh

Xem thêm: