Các bản thảo chưa được công bố của nhà vật lý học Isaac Newton cho thấy ông tin rằng các cấu trúc cổ đại, bao gồm Kim tự tháp là chìa khóa cho bí ẩn về ngày tận thế.

Isaac Newton
Bức tranh vẽ Isaac Newton năm 46 tuổi (năm 1689) của họa sĩ Godfrey Kneller. (Ảnh: Wikipedia)

Isaac Newton được nhắc đến nhiều ở vai trò một nhà khoa học lỗi lạc, người đặt nền móng cho vật lý cổ điển. Tác phẩm Newton’s Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Tạm dịch: “Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) , xuất bản năm 1687, đã củng cố địa vị của ông như một nhà khoa học lỗi lạc. Là kết tinh của nhiều thập kỷ làm việc và suy tưởng, tác phẩm đã phác thảo các lý thuyết của ông về lực hấp dẫn, các quy luật chuyển động và cung cấp một hiểu biết mới về vũ trụ.

Mặc dù danh tiếng của Isaac Newton phần lớn đến từ những khám phá toán học và khoa học, nhưng đối với ông, những khám phá này chỉ là thứ yếu sau những nghiên cứu ông cho là “vĩ đại hơn” về thuật giả kim và thần học, đặc biệt vào những năm cuối đời. Điều này chỉ được đưa ra ánh sáng 200 năm sau khi ông qua đời, và Kim tự tháp là một trong những đối tượng huyền bí ông đặt tâm nghiên cứu.

Gần đây, một số các bản thảo chưa được công bố cho thấy nỗ lực của Newton trong việc mở khóa các mật mã ẩn trong Kinh thánh và xác định thời gian của ngày tận thế hiện đang được bán bởi hãng đấu giá Sotheby’s. Ba trang vẽ nguệch ngoạc về các kim tự tháp Ai Cập, thứ mà Newton tin rằng nắm giữ chìa khóa cho những bí mật sâu sắc, dự kiến ​​sẽ thu về hàng trăm nghìn bảng Anh trong buổi đấu giá trực tuyến trong tuần này.

Những ghi chép bị cháy sém ở mép, nhiều khả năng do Diamond, con chó của Newton nhảy lên bàn và làm đổ cây nến. “Đây là những nghiên cứu rất thú vị vì bạn có thể thấy Newton cố gắng tìm ra bí mật của kim tự tháp. Dù nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý và toán học, Newton tỏ ra hứng thú hơn với thuật giả kim và thần học”, Tiến sĩ Gabriel Heaton, chuyên gia về bản thảo chép tay của nhà đấu giá Sotheby cho biết.

Ông Heaton cho biết thêm: “Ý tưởng về việc khoa học sẽ thay thế cho tôn giáo là một quan điểm hiện đại. Isaac Newton trái lại không tin rằng công trình khoa học của mình có thể làm suy yếu niềm tin vào tôn giáo. Ông không bác bỏ Cơ đốc giáo khi dành một thời gian dài cố gắng xác định khoảng thời gian có thể xảy ra cho ngày tận thế trong Kinh thánh. Đó là lý do tại sao ông ấy rất quan tâm đến các kim tự tháp.”

Newton đã nghiên cứu các kim tự tháp vào những năm 1680, trong thời gian ông tự lưu đày tại Trang viên Woolsthorpe ở Lincolnshire, cách xa nơi thường trú của ông tại Đại học Cambridge, sau những lời chỉ trích về công trình của ông bởi đối thủ Robert Hooke của Hiệp hội Hoàng gia.

Một trong những việc ông làm là cố gắng khám phá ra đơn vị đo lường được sử dụng bởi những người xây dựng các kim tự tháp. Ông nghĩ rằng nhiều khả năng người Ai Cập cổ đại đã có thể thực hiện các phép đo Trái đất và bằng cách mở khóa kim tự tháp, ông cũng có thể đo được chu vi của Địa cầu.

Ông cũng hy vọng điều đó sẽ dẫn lối đưa ông đến với những biện pháp cổ xưa khác, cho phép ông khám phá kiến ​​trúc và kích thước của Đền thờ Solomon – bối cảnh của ngày tận thế – và giải thích ý nghĩa ẩn giấu trong Kinh thánh.

Ông Heaton cho biết: “Ông ấy không chỉ đang cố gắng tìm bằng chứng cho lý thuyết hấp dẫn của mình mà còn tìm chứng cứ cho việc người Ai Cập cổ đại được cho là đã nắm giữ những bí mật của thuật giả kim đã bị thất lạc.” 

Isaac Newton
Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Wikipedia)

Chúng ta không thực sự biết được Newton đã khám phá được những gì nhưng Đại kim tự tháp thực sự đã và sẽ luôn là một ẩn đố lớn cho con người trong nhiều thế kỷ, đặc biệt ở góc độ kỹ thuật xây dựng.

Tổng thể xây dựng Đại kim tự tháp đòi hỏi phải khai thác và vận chuyển 2,3 triệu khối đá. Việc nâng từng khối đá này không phải dễ dàng, khi mỗi khối có trọng lượng từ 2,5 tấn đến 15 tấn.

Các nhà khảo cổ học và các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết về cách cắt xẻ và vận chuyển các khối đá từ một mỏ gần địa điểm xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên, một số người nhấn mạnh rằng trên thực tế không thể khai thác, di chuyển và nâng những khối đá nặng bằng các công cụ nguyên thuỷ của thời đó.

Người ta ước tính phải mất khoảng 20 năm để xây dựng Đại kim tự tháp, thế thì công nhân chỉ có 2,5 phút để khai thác và cắt xẻ đá, và chỉ có 2,5 phút để vận chuyển và lắp dựng mỗi khối đá lên kim tự tháp, điều này dường như không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của một công nghệ cổ xưa chưa được biết đến.

Sự hoàn hảo và vẻ đẹp của kim tự tháp còn tới từ sự chính xác đến chi tiết. Kết quả khảo sát cho thấy kim tự tháp sắp xếp thẳng hàng và chúng được xây dựng quay mặt về phía Bắc với sai số chỉ 3/60 độ! Hơn thế nữa nó được đặt ở vị trí có thể xem là trung tâm của Trái Đất. Những kim tự tháp bằng cách nào đó được xây dựng chính xác đến nỗi có thể đặt trong một hình vuông tạo bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến!

Rất nhiều những giả thuyết hiện đại cho việc xây dựng kim tự tháp đã được đưa ra nhưng chưa có một đáp án nào thực sự thuyết phục. 

Ngược dòng thời gian, một số nhà khảo cổ đặt nghi vấn về sự hiện diện của những người khổng lồ thời đó, dựa trên những hình vẽ trên các phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập, với kích thước người cổ đại to lớn đặc biệt khi so sánh tương quan với hình ảnh các công trình xung quanh…

Nhân công xây dựng kim tự tháp phải chăng là một chủng người khác với chiều cao cỡ 5m như hươu cao cổ thay vì dưới 2m như hiện nay? Nếu điều này là sự thực thì rõ ràng việc xây dựng kim tự tháp là khả thi bởi nó sẽ không khác nhiều việc con người ngày nay thi công các tòa nhà cao tầng.

Một số học giả thế kỉ 18, trước sự chuyên tâm của Newton vào thần học và giả kim đã phán xét rằng ông bị già lẫn, lệch lạc, u mê nhưng có vẻ như ông thực sự tìm được những điều cao hơn khoa học trong thế giới cổ xưa đó. 

Tiến sĩ Heaton từng nhận xét: “Không thể phủ định Isaac Newton là một thiên tài. Đối với mọi thứ ông ấy nghiên cứu và đụng chạm đến – từ tôn giáo, vật lý, toán học, giả kim thuật, hóa học – luôn có những khám phá với chiều sâu, sự phức tạp và độc đáo đến kinh ngạc.”

Theo The Guardian,

Linh Sơn

Xem thêm: