Mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng chục nghìn bức tranh đá bí ẩn dài khoảng 13km có niên đại 12.500 năm tuổi. Đây được coi là một trong những bộ sưu tập nghệ thuật trên đá thời tiền sử lớn nhất thế giới – điều mà con người ngày nay khó thể tạo dựng nổi.

Hàng chục nghìn bức vẽ người, động vật và thực vật phủ kín một vách đá nằm sâu trong rừng Amazon không chỉ hé lộ những điều chưa biết về cuộc sống thời kỷ băng hà mà còn khiến các nhà khoa học đau đầu về cách thức mà con người thời đó tạo ra chúng.

Những bức họa được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon, Colombia bởi nhóm chuyên gia Anh-Colombia do ông José Iriarte, giáo sư khảo cổ tại Đại học Exeter dẫn đầu. Đây là một trong những tập hợp tranh đá thời tiền sử lớn nhất thế giới và được ví như Nhà nguyện Sistina (Nhà nguyện ở Thành Vatican) của người tiền sử, theo tờ The Guardian

Loạt tranh đá hé lộ thông tin về một nền văn minh thất lạc cổ xưa với các hình vẽ về sinh hoạt của bộ lạc, các loài cá, rùa, thằn lằn, chim , voi, ngựa, lạc đà, thực vật… tất cả đều được khắc họa rất tinh xảo. Quy mô của chúng lớn đến mức các nhà khoa học sẽ cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Địa điểm mới vẫn chưa được đặt tên. Để tới được đó, nhóm nhà khảo cổ và quay phim mất 2 tiếng lái xe từ San José del Guaviare, Columbia và tiếp tục đi bộ khoảng 4 tiếng sau đó.

Khám phá được phát hiện vào năm 2019 nhưng được giữ bí mật đến nay vì nó được ghi hình trong series Jungle Mystery: Lost Kingdoms of the Amazon của kênh truyền hình Channel 4, dự kiến khởi chiếu vào tháng 12/2020.

Người dẫn chương trình của bộ phim tài liệu, bà Ella Al-Shamahi, nhà khảo cổ học và nhà thám hiểm không giấu được sự phấn khích khi nhìn thấy những hình ảnh “ngoạn mục” được tạo ra từ hàng nghìn năm trước. Các bức họa được thể hiện trên một diện tích có chiều dài 13km và cao hàng chục mét khiến nhiều bức chỉ có thể quan sát bằng máy bay không người lái drone.

“Khi bạn ở đó, cảm xúc của bạn sẽ tuôn trào. Chúng tôi đang nói về hàng chục nghìn bức tranh,” bà Iriarte cho hay. “Các bức tranh trông tự nhiên và rất đẹp. Chẳng hạn, chúng tôi gần như có thể chắc chắn ngay rằng đây là một con ngựa. Ngựa kỷ băng hà có khuôn mặt hoang dã, dữ dội. Bức vẽ chi tiết đến mức chúng tôi nhìn thấy cả lông ngựa. Thật ấn tượng.”

Bi an tranh da 12.500 nam tuoi 1
Bà Ella Al-Shamahi chạm tay vào các hình vẽ. (Ảnh: Chụp màn hình từ Facebook/Ella Al-Shamahi)

Ngoài ra, dựa vào phân tích đồng vị phóng xạ và hình vẽ các động vật nhóm nghiên cứu ước tính tuổi thọ của loạt tranh đá ở Nam Mỹ này có niên đại ít nhất 12.000 năm tuổi. 

Các phát hiện này khiến những chuyên gia không khỏi băn khoăn với câu hỏi rằng: “Tại sao con người thuở hồng hoang mới chỉ bắt đầu nhận thức thế giới, công cụ lao động vô cùng thô sơ lại có thể tạo lên một tác phẩm kỳ vĩ và có thể lưu lại gần như nguyên vẹn qua 12.000 năm bất chấp gió mưa, phong hóa?”

Nếu chiểu theo Thuyết tiến hóa của Darwin thì việc tìm lời giải cho câu hỏi trên là bất khả thi. Bởi con người thời đó sống chủ yếu bằng việc săn bắn và hái lượm, một bộ phận vẫn sống trong hang, một bộ phận dựng lều bằng xương voi ma mút và may vá quần áo ấm bằng lông thú vật.

Vũ khí công cụ thời kì đó vẫn chỉ là gậy đá, dao đá và tên đá. Họ đi săn theo nhóm và chủ yếu dùng gậy đá dồn con mồi vào bẫy rồi giết chết. Phải mất tới gần 7.000 năm sau đó, con người mới bắt đầu biết sử dụng đồ sắt…khiến việc thi công các bức thạch đá khổng lồ trên đây rõ ràng là không thể.

Nam Mỹ là khu vực nổi tiếng với các nền văn minh cổ xưa, huyền bí. Tại Peru, các nhà khảo cổ cũng từng phát hiện một loạt các hòn đá với niên đại 30.000 năm vẽ những bức họa bí ẩn. Nổi bật nhất là bức họa hình người với trang phục hiện đại, trên tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi – điều mà theo kiến thức phổ thông, mãi đến năm 1609, nhà thiên văn học Galileo Galilei mới phát minh ra tại Italia. Một số hòn đá khác còn miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ ngày nay…điều này nếu chiểu theo thuyết tiến hóa thì quả thực không thể lý giải được.

Nhiều nhà khoa học dũng cảm đã thừa nhận rằng đó là vết tích của những nền văn minh thời tiền sử khác nhau đã từng tồn tại và biến mất nhiều lần trong lịch sử Trái đất. Họ đã từng tồn tại, phát triển, tạo dựng một nền khoa học kĩ thuật tiên tiến và sau đó lụi tàn vì một lý do nào đó. Nó khác hoàn toàn cách giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn.

Chúng ta sẽ cùng chờ đợi các công bố tiếp theo liên quan đến phát hiện độc đáo này. Nhóm nghiên cứu hiện cho rằng còn nhiều bức vẽ chưa được phát hiện và họ sẽ quay lại nghiên cứu ngay khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.

Linh Sơn (tổng hợp)

Xem thêm: