Đảo Sulawesi ở Indonesia là hòn đảo lớn thứ 11 trên thế giới. Tại đây có trên 400 hiện vật cự thạch nằm rải rác ở 3 thung lũng, khiến cho nó trở thành một trong những bí ẩn khảo cổ học lớn nhất thế giới.

400 hiện vật cự thạch này nằm rải một cách ngẫu nhiên  ở 3 thung lũng Napu, Besoa và Bada của Công viên Quốc gia Lone Lindu trên đảo Sulawesi, ở đất nước vạn đảo Indonesia.

Những bức tượng đá độc đáo

Các bức tượng đá trên đảo Sulawesi có chiều cao từ 30 phân đến 4,5 mét, là những mô tả tối giản về các hình nhân hóa phóng đại. Không có bức tượng nào có chân, hầu hết có đầu lớn và có hình dáng kỳ lạ. Một số bức tượng có chạm khắc hình cơ quan sinh dục hoặc trang trí những hình trìu tượng.

Cự thạch Indonesia
Bức tượng đá khổng lồ nổi tiếng nhất ở Sulawesi (nguồn: Alvarobueno/Shutterstock)

Một số bức tượng được phát hiện nằm lẫn trong ruộng lúa với các nét chạm khắc hình mặt người trên thân.

Cự thạch Indonesia
Bức tượng đá nằm lẫn trong ruộng lúa (ảnh: Cyrille Redor/Shutterstock)

Phong cách điêu khắc khuôn mặt trên các bức tượng ở Sulawesi được coi là độc nhất, không giống bất cứ bức tượng nào trên thế giới, với 2 con mắt to tròn trông rất hiền lành và một nét liền thể hiện đôi lông mày, cái mũi, đôi má và cái cằm.

Cự thạch Indonesia
Phong cách điêu khắc khuôn mặt các bức tượng độc nhất vô nhị ở Sulawesi (ảnh: Kholik/shutterstock)

Những chậu đá khổng lồ

Bí ẩn không kém là những những khối trụ đá, giống như những chiếc chậu khổng lồ, được người dân địa phương gọi là kalamba, cũng được tìm thấy trên khắp 3 thung lũng. Những chiếc kalamba này có chiều cao từ 1,5 đến 3 m và nặng hàng trăm kilogram, có cái nặng cả tấn. Mỗi chiếc  kalamba được chạm khắc từ các khối đá riêng lẻ. 

Cự thạch Indonesia

Những chiếc chậu đá kalamba khổng lồ ở Sulawesi (ảnh: kholik/Shutterstock)Khoảng 50-90% thể tích của mỗi kalamba là đá đặc, với phần trên khoét rỗng ruột kiểu hình trụ. Đôi khi phần ruột rỗng có một tấm ngăn ở giữa, tạo thành hai hình bán nguyệt. 2 hình bán nguyệt này có đáy cao thấp hơn nhau khoảng chục cm. Một số kalamba đi kèm với những chiếc nắp đá.

Cự thạch Sulawesi 5 shutterstock 1436604659
Những chiếc chậu đá kalamba 2 ngăn kỳ lạ (ảnh: Hale Wistantama/Shutterstock)

Một số kalamba có phần vỏ ngoài được chạm khắc những vòng tròn với những khuôn mặt người cách điệu được phóng to. Một số nắp đậy của các kalamba cũng có các chạm khắc hình mặt người.

Ngoài ra, ở đảo Sulawesi, người ta còn thấy rất nhiều các cột đá hình nón hoặc hình đa giác được dựng trên mặt đất, trông như những cột trang trí, mặc dù không ai biết mục đích thực sự của chúng là gì.

Cự thạch Sulawesi 7 shutterstock 1717139356
Những cột đá bí ẩn ở Sulawesi (ảnh: Muhammad Safei/Shutterstock)

Cự thạch Indonesia: Câu hỏi về nguồn gốc các cự thạch ở Sulawesi

Người ta đã phát hiện rằng rằng một số kalamba có 2 ngăn hoặc các viên đá mỏng được khoét hình chiếc chậu khác ở Sulawesi có thể được sử dụng cho một số quy trình tách khoáng sản, và các hạt vàng được tìm thấy với nồng độ cao ở các khu vực xung quanh những chiếc kalamba này. Tuy nhiên, nếu chỉ vì để tách vàng hay khoáng sản, người ta có nhất thiết phải làm ra những chiếc “chậu” đá khổng lồ như vậy hay không? 

Các kalamba cũng không thể được dùng để tắm hoặc chôn chất người chết do kích thước và chiều sâu hạn chế của chúng.

Hơn nữa, loại đá được để tạc thành những pho tượng và những chiếc chậu đá khổng lồ là loại không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu gần khu vực này, cho nên có khả năng chúng được vận chuyển từ nơi khác đến.

Cho đến nay, vẫn không có nghiên cứu thần thoại học, nhân chủng học, khảo cổ học, dân tộc học hoặc lịch sử học nào cung cấp cho chúng ta bất kỳ cái nhìn sâu sắc nào về niên đại, xuất xứ hoặc mục đích của những bức tượng hoặc những khối kalamba ở Sulawesi. 

Dù thế nào đi nữa, khó có thể khẳng định rằng, những người bản xứ tại Sulawesi, trong vài ngàn năm trở lại đây là chủ nhân tạo ra những công trình đá ở hòn đảo lớn thứ 11 trên thế giới này.

Những chiếc kalamba có nắp đậy gợi cho ta liên tưởng đến những chiếc chum đá khổng lồ ở Cánh đồng Chum ở Lào, nơi gắn với những huyền thoại về người khổng lồ trong quá khứ.

Cự thạch Indonesia
Những chiếc kalamba có nắp gợi gợi nhớ đến cánh đồng Chum ở Lào (ảnh: Hale Wistantama/Shutterstock)

Vậy, ai là chủ nhân đã tạo ra các cự thạch Indonesia gồm các bức tượng và những chiếc kalamba kỳ lạ này? Phải chăng chúng đã được tạo ra bởi những người ở nền văn minh khác có trình độ tổ chức và kỹ thuật chế tác đá rất cao vì một lý do nào đó?  

Thiện Tâm

Bài viết nằm trong chuyên đề: Những công trình đá cổ đại: Thông điệp nghìn năm gửi người hậu thế

Xem thêm: