Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Tokyo đã phát hiện ra rằng những con chuột sau khi nhìn những con chuột đồng loại của mình buồn thì bản thân cũng trở nên buồn bã.

chuột có cảm xúc, con chuột
(Ảnh minh họa: Kirill Kurashov/shutterstock)

Theo New York Post, nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Behavioral Brain Research”, các nhà khoa học giải thích cách họ xác định loài gặm nhấm đồng cảm với bạn đồng loại đang chịu khổ đến mức chúng cũng chịu đựng theo.

Đầu tiên, họ nhốt hai con chuột có kích thước khác nhau vào cùng một lồng, sau đó dụ con chuột nhỏ hơn chọc tức con lớn hơn, khiến nó trở nên hung dữ. Trong khi đó, ở cái lồng gần đó, một con chuột thứ ba được chứng kiến ​​vụ ‘bắt nạt’ này. Mặc dù không trực tiếp bị bắt nạt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau 10 ngày theo dõi, con chuột chứng kiến bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm.

Thông thường nếu cho chuột lựa chọn uống nước ngọt hoặc nước bình thường, chúng hầu như sẽ luôn thích đồ uống ngọt. Nhưng con chuột chứng kiến ​​hành vi bạo lực kia thì không, điều đó cho thấy nó đã giảm sự ham muốn tích cực, Akiyoshi Saitoh – giáo sư khoa học dược phẩm, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các triệu chứng trầm cảm này không theo một quỹ đạo tuyến tính đối với tất cả các con chuột nhân chứng. Một số con chuột mất một tháng để hồi phục rồi tái phát.

Akiyoshi Saitoh và các đồng tác giả của mình hy vọng phát hiện của họ có thể mang lại nhiều nhận thức hơn về những cách thức phức tạp mà bệnh trầm cảm của con người tác động không chỉ đến những người đang mắc bệnh, mà cả những người xung quanh họ.

“Số lượng cá nhân bị trầm cảm đang gia tăng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sinh lý bệnh chi tiết của bệnh trầm cảm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tôi muốn mọi người nghĩ về cách căng thẳng không chỉ có thể thay đổi bộ não của những người bị trầm cảm mà còn có thể thay đổi chúng ta— những người đang quan sát”, Akiyoshi Saitoh nhấn mạnh.

căng thẳng
(Ảnh: Shutterstock)

Nghiên cứu này gợi nhớ đến một nghiên cứu chấn động về khả năng tư duy cảm quan của thực vật vào những năm 1960 bởi chuyên gia phát hiện nói dối Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Cleve Backster. Khám phá khi đó của ông chỉ ra rằng thực vật cũng có những hoạt động cảm xúc ở cấp cao và khá tương đồng với con người.

Một ngày, ông Backster nối một máy dò nói dối với những chiếc lá của cây huyết dụ. Ông muốn biết sau bao lâu thì những chiếc lá phản ứng khi ông tưới nước vào cây. Khi tưới dần dần từ gốc cây lên thì ông kinh ngạc phát hiện: trên bản vẽ của máy dò nói, bút điện tử tự động ghi lại một đồ hình răng cưa không phải hướng lên trên mà là hướng xuống dưới. Loại đồ hình này rất giống với loại đồ hình mà máy vẽ ra lúc người ta vui mừng kích động tạo ra. Sự phản ứng của cây huyết dụ cũng lên xuống như là tâm trạng con người. Dường như nó rất hạnh phúc khi được uống nước vậy.

Một lần khác ông Backster đã gọi 6 sinh viên tới và yêu cầu họ rút thăm từ một chiếc mũ, tất cả đều bị bịt mắt. Một trong số các sự lựa chọn có hướng dẫn về việc nhổ rễ của một trong hai cái cây trong phòng và phá hoại nó bằng cách dẫm chân lên. “Kẻ sát nhân” phải làm điều đó một mình, và không ai biết được danh tính của thủ phạm, bao gồm cả ông Backster. Bằng cách đó, cái cây còn lại không thể cảm nhận được ai là “kẻ sát nhân” từ ý nghĩ của mọi người. Thí nghiệm được thiết kế để cái cây sẽ là nhân chứng duy nhất.

Khi cái cây còn lại được nối vào một máy dò nói dối, mỗi sinh viên được yêu cầu phải đi qua nó. Cái cây không có phản ứng gì với 5 sinh viên đầu tiên đi vào. Khi người sinh viên đã thực hiện hành vi ‘tội ác’ đi ngang qua, bút điện tử bắt đầu vẽ một cách điên cuồng. Phản ứng này chỉ ra cho ông Backster rằng những cái cây có khả năng ghi nhớ và nhận diện con người hay đồ vật mà làm hại chúng.

Đáng ngạc nhiên hơn một lần khi mới ngồi và dự định trong đầu về việc đốt thử chiếc lá mà được nối với máy dò nói dối, thì rè rè, bút điện tử của máy dò nói dối lập tức vẽ một đường cong lên giấy. Khi ông trở lại với một bao diêm, ông thấy một đường cong khác xuất hiện. Với thí nghiệm này, ông Backster khẳng định cây cối còn sở hữu những khả năng ngoại cảm vượt trên cả con người.

Hoài Anh (Tổng hợp)

Xem thêm: