Nếu cứ 10 đạn pháo cối bắn ra có 1 quả không nổ thì xác suất để 13 đạn pháo cối liên tục bắn ra bị “xịt” là 1 phần 10 ngàn tỷ. Xác suất này gần như không thể xảy ra. Vậy điều gì đã khiến 13 viên đạn pháo bắn trúng một mục tiêu mà không phát nổ trong chiến tranh Trung – Nhật? 

Trận pháo kích kỳ lạ

Sáng ngày 1/6/1938, Sư đoàn 4 của quân đội Nhật Bản đóng tại giáp ranh giữa tỉnh Hà Nam và tỉnh An Huy, Trung Quốc đã tấn công huyện Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam. Khi tiến vào Lộc Ấp, quân Nhật thấy 2 tòa tháp cao và tưởng rằng đó là những công trình quân sự của quân Quốc Dân Đảng. Thật ra tòa tháp bên trái là chòi gác quân sự phía Đông Nam, hay còn gọi là lầu Khuê Tinh, còn tòa tháp bên phải là một công trình bí ẩn. 

Viên chỉ huy ra lệnh cho Umekawa Taro, xạ thủ pháo cối có kinh nghiệm, tiêu diệt 2 mục tiêu nói trên. Umekawa Taro điểm xạ viên đạn cối đầu tiên, lầu Khuê Tinh trở thành đống gạch vụn. Binh lính Nhật hò reo rợp trời. 

Umekawa Taro hướng nòng pháo sang mục tiêu bên phải. Quả đạn pháo cối đầu tiên bắn ra trúng mục tiêu nhưng không nghe thấy tiếng nổ. Quả thứ hai cũng trúng mục tiêu, nhưng vẫn vậy, đạn cối không nổ. Umekawa Taro liên tục bắn 12 phát vào mục tiêu, nhưng không quả nào phát nổ. 

Viên chỉ huy nổi cơn thịnh nộ, đạp Umekawa Taro xuống đất và tự mình điều khiển mũi pháo cối bắn tiếp quả thứ 13 vào mục tiêu. Nhưng thật kỳ lạ, không có bất cứ động tĩnh nào xảy ra. Binh lính Nhật đều hết sức bối rối và không thể hiểu vì sao. 

Sau đó những người lính Nhật quay hướng pháo cối và bắn hàng chục phát vào Lộc Ấp. Mỗi quả đạn trúng mục tiêu đều mang theo tiếng nổ lớn. Điều này càng khiến binh sĩ Nhật Bản tò mò và bất an.

Pháo cối Nhật Bản ở WWII
Bộ binh Nhật Bản bắn súng cối 90mm Kiểu 97 trong trận Hà Nam, Trung Quốc năm 1938 (ảnh: ww2incolor.com)

Đài Lão Quân

Tại huyện Lộc Ắp có một công trình được coi là di tích quan trọng của Trung Quốc. Đó là đền Minh Đạo, hay còn được gọi là cung Minh Đạo. Tại cung Minh Đạo có một công trình được xây trên gò đất cao, được gọi là đài Lão Quân. 

Tương truyền, đài Lão Quân là nơi mà Lão Tử, 2.500 năm trước đã tu luyện đắc đạo và bay lên trời. Vì vậy đài Lão Quân còn được gọi là Phi Tiên đài hay Bái Thiên đài. Lão Tử cũng là người đã khai sinh ra Đạo giáo và còn được dân gian gọi là Thái Thượng Lão Quân. 

Theo sử sách, đài Lão Quân được xây dựng từ thời nhà Hán, Trải qua 2.000 năm, đài Lão Quân đã bị tàn phá đáng kể trong các thời chiến tranh nhưng cũng được tạo dựng lại nhiều lần. 

Để từ dưới đi lên đài Lão Quân, cần phải đi qua 32 bậc thang bằng đá xanh. Cộng với mặt sàn của tầng chính điện thì vừa khớp là 33 bậc, tương ứng với khái niệm 33 tầng trời trong lý thuyết của Đạo gia.

dài Lão Quân 5
Đài Lão Quân ở huyện Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (ảnh: https://www.trip.com)

Mục tiêu thứ hai mà quân Nhật bắn vào khi tấn công Lộc Ấp năm 1938 chính là đài Lão Quân. 

Sau khi chiếm được Lộc Ấp, quân Nhật đã trèo lên mục tiêu để tìm hiểu lý do vì sao khiến 13 quả đạn cối đều “xịt”. Khi lên đến đỉnh, họ sửng sốt thấy tượng Lão Tử đang ngồi ở chính điện an toàn. Những người lính Nhật cảm thấy sợ hãi, có người thốt lên rằng nơi đây đã được bảo vệ bởi một sức mạnh siêu nhiên hay thần lực nào đó. Họ quỳ xuống trước bức tượng Lão Tử để cầu xin sự tha thứ và cầu nguyện bình an. 

Hai năm sau, quân Nhật rút lui, các Đạo sĩ bắt đầu quay lại đài Lão Quân. Họ cùng với những người khác chỉ tìm thấy 12 quả đạn cối. Trong số đó có một quả bay vào bức tường phía Tây, hai quả xuyên vào bức tường chính điện, một quả bay trúng vào xà của chính điện, một quả đáp trước bàn thờ của Lão Tử, một quả ghim trên thân cây tùng phía Đông của chính điện.

Tại thời điểm quân Nhật tấn công, căn phòng phía sau chính điện chứa đầy thuốc nổ đen của quân đội Quốc Dân Đảng. Nếu bất kỳ quả đạn cối nào của quân Nhật phát nổ, thì nó sẽ kích hoạt kho thuốc súng này phát nổ, hậu quả của nó sẽ không thể tưởng tượng được. 

Ký ức của người xạ thủ pháo cối già

Những năm 1980, một ông già người Nhật đi theo đoàn du lịch Nhật Bản đã đặc biệt đến thăm đài Lão Quân. Ông quỳ trước tượng của Lão Tử và sám hối. Ông tiết lộ mình chính Là Umekawa Taro, xạ thủ đã bắn pháo vào đài Lão Quân năm xưa. 

Trong khi nhiều người còn nghi ngờ về câu chuyện loạt đạn pháo cối bắn vào đài Lão Quân là chuyện hư cấu, thì chính Umekawa Taro khẳng định đã có 13 phát pháo cối bắn vào nơi đây và không quả nào phát nổ. 

Thần lực
Câu chuyện về 13 quả đạn pháo “xịt” được kể ở đài Lão Quân (ảnh: trip.com)

Umekawa Taro còn quay lại đài Lão Quân nhiều lần để thăm viếng và ăn năn. Ngày 19/9/1997, trong lần cuối quay lại Lộc Ấp, ông và những người lính Nhật năm xưa đã chuyển đến đây một cột đá màu trắng và đặt nó ở phía đài Lão Quân. Bốn xung quanh cây cột được khắc dòng bằng tiếng Hán phồn thể, tiếng Hán giản thể, tiếng Nhật Bản và tiếng Anh với nội dung: “Chúng tôi cầu mong hòa bình cho nhân loại trên thế giới”.

Thần lực
Cột đá do người pháo binh Nhật Umekawa Taro dựng lập vào 19/9/1997 ở đài Lão Quân (Nguồn: kknews.cc)

Những chứng tích còn sót lại

Vào năm 2002, trong khi sửa chữa đài Lão Quân, các công nhân xây dựng đã phát hiện ra quả đạn cối thứ 13 nằm sâu trong lòng đất. Điều này trùng khớp với tiết lộ của người lính pháo binh già về 13 quả đạn cối đã được bắn vào đây. 

Ngày nay, nếu thăm đài Lão Quân, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng 4 quả đạn cối xưa kia được bày trong tủ kính ngay trước tượng của Lão Tử ở chính điện.

Thần lực
Bốn quả đạn pháo được trưng bày ở chính điện của đài Lão Quân (ảnh: kknews.cc)

Một quả đạn khác cũng găm vào trên thân một cây tùng phía Đông của chính điện.

Thần lực
Quả đạn pháo găm trên thân cây tại đài Lão Quân (ảnh: kknews.cc)

Xác suất để 13 đạn pháo cối ngẫu nhiên liên tục “xịt” là bao nhiêu? 

Xác suất để 13 đạn pháo cối liên tục bị xịt một cách ngẫu nhiên khi bắn vào một mục tiêu sẽ bằng lũy thừa 13 xác suất để một quả đạn bị xịt (1/P13, trong đó P là xác suất để một quả pháo bị xịt).  

Ta không biết chất lượng pháo của quân Nhật khi xưa, nhưng cứ giả sử xác suất này là P=1/10. Tức là cứ 10 đạn pháo cối bắn ra sẽ có 1 quả không nổ (trong thực tế xác suất này nhỏ hơn 1/10 rất nhiều).

Khi đó xác suất để 13 đạn pháo cối liên tục bị “xịt” khi bắn sẽ là 1/1013. Tức là cứ phải bắn 10 ngàn tỷ quả đạn cối sẽ có 13 quả ngẫu nhiên liên tục bị xịt. Có lẽ cộng tất cả các kho vũ khí trên toàn thế giới hiện nay cũng không đủ 10 ngàn tỷ đạn cối để thực hiện phép thử này. Xác suất này có thể được coi là bằng 0, vì nó quá nhỏ để có thể xảy ra. 

Không thể giải thích bằng hiểu biết thông thường

Làm thế nào để điều được coi là không thể này lại xảy ra vào năm 1938 ở đài Lão Quân? Mọi lý thuyết đều không thể giải thích cho hiện tượng này.

Ta chỉ có thể giải thích rằng đã có một lực lượng siêu nhiên nào đó đã khống chế khiến cho 13 quả đạn pháo cối rơi vào đây đều không phát nổ. Vậy lực lượng siêu nhiên đó là gì? 

Đôi khi ta vẫn nghe tin rằng sau các thảm họa như bão lụt, sóng thần hay động đất ở một khu vực nào đó, mọi vật đều đổ nát, ngoại trừ các bức tượng Phật, Bồ tát, Chúa Giê-su hay mẹ Maria vẫn còn nguyên trong đống hoang tàn.

Thần lực
Các bức tượng Phật và Bồ tát vẫn vẹn nguyên sau các thảm họa, (a) thảm họa sóng thần ở Phuket, Thái Lan, 2004, (b) thảm họa sóng thần ở Sri Lanka, 2004, (c) thảm họa sóng thần ở Nhật Bản, 2011

Vậy phải chăng các vị Thần, những sinh mệnh cao cấp với năng lực siêu thường đã bảo hộ khiến các bức tượng còn nguyên vẹn? Phải chăng cũng chính các vị Thần với thần lực phi thường đã bảo hộ đài Lão Quân khỏi sự phá hủy bởi những phát đạn cối của quân Nhật? 

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm: