Đại học Hồng Kông ra thông báo nội bộ rằng việc sử dụng ChatGPT hoặc các công cụ AI khác đều bị cấm trong tất cả các bài tập về nhà và đánh giá của trường.

ban hanh phap ly ChatGPT
Chỉ sau 2 tháng ra mắt, ChatGPT (dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI) đã đạt mốc kỷ lục với 100 triệu người dùng. (Ảnh: Juicy FOTO/shutterstock)

Sự kiện công nghệ nóng nhất từ ​​đầu năm đến nay chính là robot trò chuyện AI ChatGPT. Số lượng người dùng ChatGPT đã đăng ký vượt quá 1 triệu trong vòng 5 ngày kể từ ngày ra mắt. Hai tháng sau, số người dùng hoạt động hàng tháng đã vượt quá 100 triệu. Điều này đã gây ra làn sóng trên khắp thế giới.

Hôm 18/2, truyền thông Hồng Kông đưa tin, sự ra mắt của ChatGPT – một mô hình ngôn ngữ được phát triển bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI của Mỹ – đã thu hút sự chú ý và thảo luận sôi nổi. Gần đây, Đại học Hồng Kông đã gửi email nội bộ tới giáo viên và sinh viên, cấm sử dụng ChatGPT hoặc các công cụ AI khác trong tất cả các lớp học, bài tập và đánh giá của trường. Đây là trường đại học đầu tiên ở Hồng Kông nghiêm cấm rõ ràng việc sử dụng ChatGPT hoặc các công cụ trí tuệ nhân tạo khác trong lớp học và các hoạt động giảng dạy khác.

Ông Hà Lập Nhân (Ian Holliday), phó hiệu trưởng của Đại học Hồng Kông, đã chỉ ra trong một email nội bộ rằng việc sử dụng ChatGPT hoặc các công cụ AI khác trong tất cả các lớp học, bài tập và đánh giá của trường đều bị cấm, trừ khi sinh viên có sự đồng ý miễn trừ của giảng viên khóa học có liên quan bằng văn bản, nếu không nhà trường sẽ coi đó là trường hợp đạo văn. Điều này có nghĩa là nếu không có sự cho phép bằng văn bản, ChatGPT và các công cụ dựa trên AI khác không thể được sử dụng cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các học phần. Nếu giáo viên nghi ngờ rằng sinh viên đang sử dụng ChatGPT hoặc các công cụ AI khác, họ có thể yêu cầu học sinh thảo luận về bài tập về nhà, thực hiện các bài kiểm tra và bài kiểm tra miệng bổ sung, v.v.

Theo tờ Ming Pao (Minh Báo) tại Hồng Kông, các trường đại học khác cũng đang bắt đầu xử lý các vấn đề bắt nguồn từ trí tuệ nhân tạo. 

Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, họ đã thành lập một ủy ban liên quan và sẽ họp vào tuần tới để đưa ra các chính sách thích hợp. 

Đại học Hồng Kông cho biết họ sẽ đề xuất các biện pháp lâu dài, nhưng không trả lời về cách xác định một bài viết có được viết bởi một công cụ trí tuệ nhân tạo hay không.

Theo một cuộc khảo sát, tính đến tháng 1/2023, 89% sinh viên đại học ở Mỹ sử dụng ChatGPT để làm bài tập về nhà. ChatGPT có thể hoàn thành nhiều vấn đề về trí thông minh, không chỉ vượt qua kỳ kiểm tra pháp lý và y tế của một số trường học ở Mỹ mà còn vượt qua bài kiểm tra đầu vào của kỹ sư phần mềm cấp ba của Google với mức lương hàng năm là 183.000 đô la Mỹ.

ChatGPT là mẫu robot trò chuyện mới do phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI phát hành vào ngày 30/11/2022. Đây là một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên được điều khiển bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Nó có thể thực hiện các cuộc trò chuyện bằng cách học và hiểu ngôn ngữ của con người, đồng thời cũng có thể tương tác theo ngữ cảnh của cuộc trò chuyện. Nó thực sự có thể trò chuyện và giao tiếp như một con người, thậm chí có thể hoàn thành các nhiệm vụ như viết email, kịch bản video, viết quảng cáo, dịch thuật  và mã.

Tỷ phú Bill Gates đánh giá cao ChatGPT, nói rằng sự xuất hiện của công nghệ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT có ý nghĩa lịch sử to lớn, không thua gì sự ra đời của Internet và máy tính cá nhân.