Uber, Volkswagen và Zenefits có điểm gì giống nhau? Họ đều dùng mã ẩn trong phần mềm để qua mặt pháp luật. Quyền lực của các lập trình viên trong thế giới số ngày càng lớn thì những vụ bê bối gây chấn động cũng gia tăng theo…

Uber sử dụng phần mềm để hoạt động trái phép ở hàng trăm thành phố

uber_app-100356741-large

Mới đây, Thời báo New York Times đã tiết lộ câu chuyện lớn nhất từng được công bố về Uber. Từ năm 2013, Uber đã sử dụng một chương trình phần mềm phức tạp và tinh vi để qua mặt các nhà chức trách và pháp luật sở tại.

Chương trình phần mềm có tên là Greyball, nó hoạt động như sau:

  1. Ở nhiều thành phố nơi Uber chưa có giấy phép, Greyball có thể xác định được các cảnh sát ngầm có ý định gọi xe nhằm lật tẩy các tài xế và thực thi luật pháp.
  2. Khi các cảnh sát này mở ứng dụng Uber và gọi xe, họ sẽ nhìn thấy các xe Uber “ma” chạy lòng vòng khắp thành phố, nhưng họ không bao giờ có thể gọi được một chuyến xe nào.
  3. Vì các xe được hiển thị trong ứng dụng là không có thật, nên cảnh sát không thể gọi được một lái xe nào đón họ và cũng chẳng phạt được ai.

Kết quả là Uber về cơ bản có thể phớt lờ việc một số thành phố chưa cho phép kinh doanh vận tải theo mô hình của Uber, và cứ hoạt động thản nhiên.

Trong trường hợp này, nhờ vào phần mềm của mình, Uber cơ bản đã vượt trên pháp luật.

Cách Uber xác định khách gọi xe khá thông minh. Dựa vào số thẻ tín dụng của các cảnh sát, Uber có thể kiểm tra chéo cơ sở dữ liệu của các nhà bán lẻ trên mạng và các cơ sở dữ liệu công chức để phát hiện ra ai có thể là cảnh sát, sau đó “cấm” không cho họ sử dụng dịch vụ của Uber.

Nhân viên cảnh sát không bao giờ có thể bắt được một chuyến xe thành công, nhưng họ chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đứng sai vị trí và gọi xe sai thời điểm. Đây là cách mà Uber có thể hoạt động trái phép nhiều năm qua, cho đến khi một số kỹ sư phần mềm của Uber đứng ra tố cáo vì cảm thấy cắn rứt lương tâm.

>> 4 biến cố đen tối dồn dập chỉ trong 5 tuần: Cơn ác mộng của Uber vẫn tiếp tục

Zenefits sử dụng phần mềm gian lận để chứng nhận hàng trăm đại lý bảo hiểm

Văn phòng Zenefits ở San Francisco (ảnh: Zenefits)
Văn phòng Zenefits ở San Francisco (ảnh: Zenefits)

Zenefits vốn là công ty cung cấp phần mềm quản trị nhân sự cho doanh nghiệp, 1 trong 15 doanh nghiệp khởi nghiệp ấn tượng nhất năm 2014. Sau một thời gian triển khai kinh doanh thành công, họ bắt đầu bán thêm các gói bảo hiểm.

Năm 2016, có thông tin tiết lộ rằng Parker Conrad, CEO của công ty đã phát triển một chương trình giúp cho các đại lý của Zenefits gian lận trong quy trình cấp phép.

Với sự trợ giúp của một tiện ích mở rộng trên trình duyệt, các đại lý của Zenefits có thể bỏ qua hầu hết khóa học cấp chứng chỉ trực tuyến kéo dài 52 giờ theo luật quy định.

Thay vì phải trả lương cho các nhân sự mới để thực hiện một khóa học có độ dài một tuần rưỡi, các đại lý của Zenefits có thể bắt đầu bán bảo hiểm sớm hơn rất nhiều.

Conrad đã từ chức ngay sau khi sự việc vỡ lở. Vụ bê bối này khiến công ty mất đi nửa giá trị – 2,5 tỉ USD, và khiến cho hàng trăm người mất việc.

Volkswagen sử dụng phần mềm để bán 10 triệu xe hơi ô nhiễm môi trường

(ảnh: Pixabay)
(ảnh: Pixabay)

Từ 2008 đến 2015, Volkswagen sản xuất hơn 10 triệu ô tô sử dụng động cơ “diesel sạch”. Rất nhiều kỹ sư đã ngạc nhiên rằng các động cơ diesel có thể tạo ra lượng khí thải ít hơn nhiều so với tiêu chuẩn mà vẫn có tốc lực cao. Sự nghi ngờ của họ được làm sáng tỏ vào năm 2014 khi các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những chiếc xe này đã sử dụng thiết bị gian lận.

Các nhà quản lý ở Volkswagen đã yêu cầu các kỹ sư phần mềm tìm ra cách đánh lừa Cơ quan bảo vệ môi trường trong các bài kiểm tra khí thải xe. Họ biết rằng trong quá trình kiểm tra, các nhà quản lý sẽ sử dụng một số tham số cụ thể. Vì vậy họ viết ra một thuật toán: nếu các tham số này được lựa chọn, động cơ sẽ hoạt động ở chế độ đặc biệt.

Thiết bị gian lận được dán nhãn “động cơ diesel sạch” này của Volkwaen thực tế tạo ra lượng khí thải ôxit-nitơ (NOx) cao hơn 40 lần mức tiêu chuẩn cho phép.  

Và khí thải này gây ra ung thư phổi. Các nhà khoa học ở MIT đã ước lượng rằng lượng khí thải của loại xe này sẽ gây ra cái chết sớm của 60 người, chỉ riêng tại nước Mỹ.

Như vậy, phần mềm mà các kỹ sư phát triển đã gián tiếp giết người vô tội.

Cuối cùng, Volkswagens đã phải chịu án phạt khổng lồ 14,7 tỉ USD vào năm 2016.

Sự việc này đã gây ra một trong những thảm họa môi trường lớn nhất của thời đại – được tạo ra bởi một vài kỹ sư phát triển phần mềm “chỉ thực thi công việc theo mệnh lệnh.”

“Sức mạnh to lớn luôn đi kèm theo trách nhiệm to lớn”

Thế giới ngày càng lệ thuộc vào các dòng lệnh mà những lập trình viên phần mềm tạo ra. Vì vậy, họ nhanh chóng trở thành một trong những người quyền lực nhất trên thế giới.

Lập trình là một nghề siêu sức mạnh. Với nó, bạn có thể bẻ cong thực tế theo ý muốn của mình. Bạn có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, hoăc có thể hủy hoại nó.

Bạn có thể đánh lừa các nhà quản lý, cảnh sát, thẩm phán. Bạn có thể đánh lừa người dân. Và bạn có thể làm việc này vô thời hạn mà không hề bị bắt.

Nhưng điều đó không đúng.

Lập trình viên có quyền lực to lớn, và họ phải sử dụng quyền lực của mình một cách có trách nhiệm.

Nếu ai đó yêu cầu bạn xây dựng một chương trình bất hợp pháp hay sai trái, hãy tiết lộ với các nhà báo. Các lập trình viên có thể ngăn chặn nhiều thảm họa trên thế giới chỉ bằng cách xóa đi những mã lệnh xấu xa.

Tác giả: Quincy Lason/freecodecamp.com
Thiện Tâm biên dịch

Xem thêm: