Hãng thông tấn Đức (DAP) gần đây đưa tin, Văn phòng An ninh Thông tin Liên bang (BSI) thuộc Bộ Nội vụ Đức đã mở một cuộc điều tra bảo mật đối với các điện thoại di động Trung Quốc như Xiaomi và Huawei.

Xiaomi noi dien thoai cua ho khong kiem duyet nhu bao cao ma Lithuania dua ra 1
(Ảnh minh họa: Par 8th.creator/Shutterstock)

Sau khi chính phủ Litva đưa ra cảnh báo về chức năng kiểm duyệt thông tin tích hợp trên điện thoại thông minh do Trung Quốc sản xuất, Đức đã làm theo và áp dụng hành động của mình.

Trước đó, Trung tâm An ninh Kỹ thuật số Quốc gia của Litva đã cho biết, các nhà sản xuất điện thoại di động này về mặt lý thuyết có khả năng chặn nội dung cụ thể trên trình duyệt được cài sẵn trên điện thoại di động. Mặc dù những chiếc điện thoại di động do Trung Quốc sản xuất này được bán tại thị trường châu Âu chưa kích hoạt chức năng kiểm duyệt liên quan, nhưng trên lý thuyết chúng vẫn có thể được kích hoạt thông qua điều khiển từ xa.

Họ phát hiện ra rằng điện thoại di động do Xiaomi bán ở châu Âu có thể xác định các từ khóa như “Tây Tạng tự do”, “Đài Loan độc lập muôn năm” và “Phong trào dân chủ”, đồng thời ngăn chặn nội dung liên quan. Các lỗ hổng bảo mật tương tự cũng được tìm thấy trên điện thoại di động Huawei của Trung Quốc sản xuất.

Theo một báo cáo trên trang web “Tin tức hàng ngày” của Đức (tagesschau.de), các mẫu điện thoại di động cụ thể có liên quan bao gồm mẫu P40 5G của Huawei, mẫu Mi 10T 5G của Xiaomi và OnePlus 8T 5G của OnePlus.

Người phát ngôn của Văn phòng An ninh Thông tin Liên bang Đức cho biết, không có thương hiệu Trung Quốc nào như Xiaomi, v.v. trong danh sách mua điện thoại di động chính thức của cơ quan chính phủ, nhưng không thể loại trừ khả năng các công chức sử dụng điện thoại Xiaomi do cá nhân mua để xử lý công việc công vụ.

Đối với những nghi ngờ mà phía Litva đưa ra, người phát ngôn của Xiaomi cho biết: “Xiaomi chưa bao giờ và sẽ không hạn chế hoặc ngăn cản bất kỳ hành vi cá nhân nào của người dùng điện thoại thông minh, chẳng hạn như tìm kiếm, gọi điện, duyệt web hoặc sử dụng phần mềm liên lạc của bên thứ ba.” Đồng thời, công ty này cũng nhấn mạnh rằng “Xiaomi hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ các quyền hợp pháp của tất cả người dùng”.

Ông Rüdiger Trost, một chuyên gia bảo mật từ chi nhánh tại Đức của công ty bảo mật thông tin F-Secure Phần Lan, nói với DAP rằng những cáo buộc của Chính phủ Litva cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Ông nói: “Tôi cho rằng Trung Quốc rất có thể có năng lực thao túng dữ liệu trực tiếp trên điện thoại thông minh do Trung Quốc sản xuất. Tôi không nghi ngờ gì về việc Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) sẵn sàng lợi dụng các thủ đoạn công nghệ để thực hiện kiểm duyệt thông tin”.

Ngoài ra, người phát ngôn Thorsten Urbanski của công ty an toàn thông tin Eset cũng cho biết, tất cả các điện thoại thông minh Trung Quốc sản xuất đều tồn tại nghi ngờ bị giám sát.

Ông cho rằng điều khiển từ xa đối với điện thoại thông minh đã là một mối nguy tiềm ẩn lớn về an ninh kể từ vài năm trước. Từ lâu đã tồn tại khả năng sử dụng điều khiển từ xa để lấy cắp một lượng lớn dữ liệu và người dùng điện thoại di động cũng có thể bị giám sát từ xa. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, hành vi điều khiển này không đến từ nhà sản xuất điện thoại di động.

Theo Lý Duyên, Epoch Times

Xem thêm: